Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 7, 20/04/2024

Đang duyệt: Trang chủ Nghiên cứu trao đổi

THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP - VẤN ĐỀ SỐNG CÒN

Xây dựng, phát triển, bảo vệ thương hiệu, vấn đề mang ý nghĩa sống còn của DN trong xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, nhất là khi Việt Nam tham gia nhiều FTA, đồng thời thương hiệu doanh nghiệp còn góp phần quảng bá và nâng tầm giá trị văn hóa Việt...

Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương, đặc biệt là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU.

Các hiệp định này mang lại cơ hội cho DN về khả năng tiếp cận với nhiều thị trường rộng lớn, đặc biệt là thị trường xuất khẩu; được miễn hàng rào thuế quan và phi thuế quan; mở rộng cơ hội đầu tư trực tiếp từ các nước, giúp Việt Nam cơ cấu lại thị trường trong nước, cân bằng được quan hệ thương mại với các thị trường khác trên toàn cầu...

“Khoảng trống” cần khỏa lấp

Tuy nhiên, DN Việt Nam gặp nhiều thách thức về năng lực cạnh tranh, do thiếu vốn, sản xuất quy mô nhỏ, thiết bị lạc hậu, thiếu nguồn nhân lực có chất lượng, năng suất lao động thấp, chưa được tiêu chuẩn hóa...

Bên cạnh đó, do chưa nắm vững thị trường nên DN còn thiếu khả năng xây dựng chiến lược cho sản phẩm, sản xuất và phân phối.

Cả nước hiện có gần 500.000 DN, 15.000 trang trại, hợp tác xã và khoảng 4 triệu hộ kinh doanh, nhưng có đến 98% là DN nhỏ và vừa mà đa phần chưa có chiến lược xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu.

Nước ta đứng thứ 3 về xuất khẩu gạo trên thế giới với hơn 200 DN quy mô lớn và trung bình tham gia hệ thống thương mại nhưng vẫn chưa có thương hiệu. Sản xuất cà phê, điều, hạt tiêu, thủy sản ta cũng đứng vào tốp đầu thế giới nhưng xuất khẩu vẫn là sản phẩm thô, phần lớn xuất qua kênh trung gian, chưa thiết lập được kênh phân phối ở nước ngoài nên chưa có chỗ đứng vững chắc ở thị trường nước ngoài.

Trong nước, DN nội thậm chí còn bị DN ngoại lấn át trong nhiều lĩnh vực.

Bên cạnh đó, đã có nhiều DN nước ngoài vào Việt Nam để tìm kiếm cơ hội kinh doanh; đã có nhiều thương hiệu của các nhà phân phối từ các nước châu Âu, châu Á đầu tư xây dựng cơ sở, thương hiệu của họ tại Việt Nam. Đồng thời, tình trạng chuyển nhượng thương hiệu bắt đầu xảy ra nên có thể đây là thời cơ để hàng giả, hàng lậu thâm nhập, trong khi đó một số thương hiệu nội địa đã bị lu mờ, giảm niềm tin trong người tiêu dùng... Những thách thức này không hề nhỏ.

Nhận thức đúng giá trị thương hiệu - việc không thể chậm trễ

Trước tình hình đó, các DN Việt Nam cần nhận thức sâu sắc rằng thương hiệu là uy tín, là nền tảng của trí tuệ, là tài sản vô hình làm gia tăng tổng tài sản của DN. Đồng thời phải coi trọng các yếu tố làm nên thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại của các tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động sản xuất, các chỉ dẫn địa lý, tên gọi, nguồn gốc, xuất xứ...

(Ảnh minh họa)

Khi DN có một thương hiệu mạnh, một nhãn hiệu tốt sẽ tạo được niềm tin với khách hàng, là cơ hội để mở rộng thị trường. Đối với một DN, việc xây dựng được thương hiệu đã khó, nhưng giữ được thương hiệu lại càng khó hơn. Vì vậy các DN cần phải xây dựng chiến lược đầu tư thích đáng cho việc xây dựng, chăm sóc, bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm bằng các mặt hàng có chất lượng cao, giá thành hạ, an toàn, phù hợp yêu cầu của người tiêu dùng; phải xác lập quyền sở hữu trí tuệ ngay trong quá trình nghiên cứu mẫu mã, triển khai sản xuất hàng hóa...

Bên cạnh nỗ lực của cộng đồng DN, vai trò hỗ trợ của Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương là hết sức quan trọng. Điều này thể hiện trong việc giữ ổn định kinh tế vi mô, hoàn thiện khung khổ luật pháp, cải cách hành chính liên quan đến hoạt động của DN, để bảo đảm quyền và lợi ích tối đa trong việc thực hiện các cam kết quốc tế, tạo chỗ đứng vững chắc cho DN ở thị trường trong nước.

Đồng thời cơ quan chức năng cần thiết rà soát, điều chỉnh, xây dựng mới quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng bán buôn, bán lẻ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; hỗ trợ DN xây dựng chiến lược phát triển và quảng bá các thương hiệu DN, thương hiệu sản phẩm bằng các loại hình marketing, cung cấp thông tin xúc tiến thương mại và tiếp cận các nguồn tín dụng...

Như vậy có thể nói xây dựng và phát triển thương hiệu là vấn đề nóng bỏng, cấp thiết đối với mỗi DN, mỗi quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng hiệu nay.

Suy cho cùng, đây cũng là vấn đề sống còn với DN.

TS. Hồ Văn Hoành

(Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khoa học phát triển
nguồn nhân lực-nhân tài Việt Nam)

Theo Báo điện tử Chính phủ

(Đường link bài viết: http://baochinhphu.vn/Gop-y-Hien-ke/Thuong-hieu-doanh-nghiep-Van-de-song-con/252431.vgp)

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển