Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 5, 28/03/2024

Đang duyệt: Trang chủ Tin tức - sự kiện

Sách "VĂN MINH VIỆT MỘT SỰ THẬT LỊCH SỬ " T8.2017 ( PHẦN VI)

NAM DƯỢC THẦN HIỆU

Y học là một phần không thể tách rời của Triết học Phương Đông. Từ thời cổ đại đến ngày nay, trên vùng đất Việt có rất nhiều loại thuốc thảo dược quý hiếm không thể có ở Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á. Thực tiễn đã chứng minh những loại được gọi là “ Thuốc Bắc” đều được thu hái ở Việt Nam đưa về Trung Quốc chế biến, một phần đưa ngược lại bán ở Việt Nam, việc này từ thời cổ đến nay các Thầy thuốc Việt về Đông – Nam dược đều biết rõ. Theo sử cổ, hàng năm Việt vẫn phải cống nộp người tài giỏi sang Vương triều Trung Hoa, trong đó lúc nào cũng có Thầy thuốc giỏi Người Việt, tiêu biểu như Danh y Tuệ Tĩnh – Tiểu sử: Ông chính tên là Nguyễn Bá Tĩnh (阮伯靜), biệt hiệu là Tráng Tử Vô Dật, quê ở làng Xưa, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng (nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương). Mồ côi cha mẹ từ lúc 6 tuổi, Nguyễn Bá Tĩnh được các nhà sư chùa Hải Triều và chùa Giao Thủy nuôi cho ăn học. Năm 22 tuổi, ông đậu Thái học sinh dưới triều vua Trần Dụ Tông, nhưng không ra làm quan mà ở lại chùa đi tu lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Những ngày đi tu cũng là những ngày ông chuyên học thuốc, làm thuốc, chữa bệnh cứu người.

Năm 55 tuổi (1385), Tuệ Tĩnh bị đưa đi cống cho triều đình nhà Minh. Sang Trung Quốc, ông vẫn làm thuốc, nổi tiếng, được vua Minh phong là Đại y Thiền sư, mất ở đó, không rõ năm nào. Bia văn chỉ ở làng Nghĩa Phú (do Nguyễn Danh Nho soạn năm 1697) cùng các tư liệu khác ở địa phương đều ghi như vậy. Tuệ Tĩnh đã chăm chú nghề thuốc: trồng cây thuốc, sưu tầm kinh nghiệm chữa bệnh trong dân gian, huấn luyện y học cho các tăng đồ. Ông đã tổng hợp y dược dân tộc cổ truyền trong bộ sách giá trị là bộ Nam dược thần hiệu chia làm 10 khoa. Đặc biệt, ông có bộ Hồng Nghĩa giác tư y thư (2 quyển) biên soạn bằng quốc âm, trong đó có bản thảo 500 vị thuốc nam, viết bằng thơ Nôm Đường luật, và bài "Phú thuốc Nam" 630 vị cũng bằng chữ Nôm.

Khám thờ hai vị Thần Y Tuệ Tĩnh và Lê Hữu Trác

Y Miếu Thăng Long, khởi dựng từ thế kỷ 18, là nơi thờ phụng hai vị danh y của Việt Nam - Tuệ Tĩnh và Lê Hữu Trác tôn vinh những giá trị sâu sắc của nền Nho Y. Y Miếu ngày nay đã được xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia. Ngay những năm đầu mới lên ngôi, vua Lê Hiển Tông (1740 - 1786) đã cho tiến hành xây dựng Y Miếu ở phía tây kinh thành Thăng Long, thuộc huyện Quảng Đức, để thờ tiên thánh và các vị danh y lớn. Vào năm Canh Ngọ (1750), Xuyên Hầu và Ngoạn Quận công bắt đầu dựng xây Y Miếu, nhưng còn rất sơ sài. Đến năm Cảnh Hưng thứ 34 (1773), Chưởng viện Thái y Trịnh Đình Ngoạn đứng ra trông coi việc xây dựng Y Miếu với quy mô khá rộng lớn. Tấm bia của Viện Thái y hiện còn tại chùa Phổ Giác, phố Ngô Sĩ Liên (gần Y Miếu), khắc vào năm Giáp Ngọ (1774) niên hiệu Cảnh Hưng 35 có ghi lại việc chọn đất xây dựng Y Miếu. Ngày nay, tại phố Y miếu ở Hà Nội ( Y Miếu Thăng Long dựng từ thời Lê) vẫn còn bút tích ghi về công đức Y học Tổ tiên Người Việt như sau:

醫廟 Y MIẾU
Câu đối trên cột hoa biểu:

1.1 衛 闡 丹丸千古粵
Vệ xiển đan hoàn thiên cổ Việt
(Giữ gìn và nói rõ viên thuốc Việt hàng nghìn năm xưa)

1.2 祀隆樽俎億年香
Tự long đôn trở ức niên hương
(Tế tự long trọng với mâm cỗ thơm hương mãi mãi)

2.1 道有君神唐虞三代上
Đạo hữu quân thần Đường Ngu tam đại thượng
(Y đạo có vua và thần từ thời Đường Nghiêu, Ngu Thuấn tam đại xưa)

2.2 功回造化丁黎五世間
Công hồi tạo hóa Đinh Lê ngũ thế gian
(Công lao hồi phục y đạo giữa năm đời Đinh tới Lê)

3.1 製神藥功高太嶺
Chế thần dược công cao thái lĩnh
(Chế thần dược công cao như đỉnh núi Thái Sơn)
3.2 救生靈福滿河沙
Cứu sinh linh phúc mãn hà sa
(Cứu sinh linh phúc đầy như cát sông)

4.1 壽世千年膽景岳
Thọ thế thiên niên đam Cảnh Nhạc
(Sống mãi thọ cao đam mê như lương y Cảnh Nhạc)
4.2 回春百草向丹溪
Hồi xuân bách thảo hướng Đan Khê
(Trẻ mãi nhờ cây cỏ như lương y Đan Khê)

Hoành phi ban thờ tiền:
德若山
Đức nhược sơn
(Đức cao như núi)

心如水
Tâm như thủy
(Tâm trong như nước)

Ban thờ tiền có hai tượng đồng Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông
Câu đối ban thờ tiền:

5.1 道本先天用妙陰陽醫是易
Đạo bản tiên thiên dụng diệu âm dương y thị dịch
(Y đạo vốn dựa vào Tiên thiên bát quái khéo dùng âm dương chữa bệnh bằng dịch lý)
5.2 功高良相傳來部陳藥由
Công cao lương tướng truyền lai bộ trần dược do
(Công lao như tướng hiền truyền lại bộ thuốc nguyên bản)
6.1 醫宗心領包括天下活方妙藥
Y tông tâm lĩnh bao khoát thiên hạ hoạt phương diệu dược
(Sách y tông tâm lĩnh của Hải Thượng Lãn Ông là phương thuốc sống diệu kì bao khoát thiên hạ)
6.2 良師要昰尊崇上古玄德仁心
Lương sư yếu thật tôn sùng thượng cổ huyền đức nhân tâm
(Thấy thuốc phải thật tôn sùng nghiêm ngặt đức nhân tâm từ thượng cổ truyền )

Chú: chữ Thật trong câu đối viết bằng chữ Thượng上 trên chữ Nhật日, tôi đọc trên xuống dưới là Thượng 上 Nhật 日 thiết Thật (giống như tôi đọc chữ Nam 男 nghĩa là đàn ông theo trên xuống dưới là Điền 田 Lực 力 thiết Đực), biểu ý thì Thượng Nhật là Trên Trời, trên trời thi luôn luôn thật, vì Qui Luật Vũ Trụ chẳng hề lươn lẹo với bất kì ai. Nhưng tra tự điển Hán Việt không thấy có chữ trên mà chỉ có chữ Thị 昰 giải thích là chữ dùng cho tên người, chữ này gồm Viết 曰trên Chính 正 dưới, đọc trên xuống là Viết Chính, biểu ý là Nói (chữ Viết曰) Đúng (chữ Chính正), nói đúng thì tức là Thật, như tiếng Việt có từ Sự Thật, nên tôi dùng luôn chữ này thay cho chữ mà tự điển không có, nó đọc là Thị 昰là do đã lướt nhấn “Thật Chi 之!” = Thị 昰. Xin thức giả chỉ giáo.

Ban thờ hậu có ba bài vị Hoàng Đế, Phục Hy, Thần Nông
Câu đối ban thờ hậu:

7.1 神醫四世來醫宗長衍
Thần y tứ thế lai, y tông trường diễn
(Thần y bốn đời nay y tông dài mãi)
7.2 黃帝千秋在古跡俱傳
Hoàng đế thiên thu tại cổ tích cụ truyền
(Hoàng đế - <Nội kinh tố vấn> - nghìn năm còn cổ tích lưu truyền)

8.1 文廟臨前儒醫並重
Văn Miếu lâm tiền Y Nho bỉnh trọng
(Đứng trước Văn miếu thì Nho đạo và Y đạo đều trọng như nhau)
8.2 神祠在望華越聯盟
Thần từ tại vọng Hoa Việt liên minh
(Đền thờ thần là ước vọng liên minh Hoa Việt)

9.1 藥可通神先後聖
Dược khả thông thần tiên hậu thánh
(Thuốc thông như thần thì trước sau vẫn là thánh)
9.2 人能及物古今師
Nhân năng cập vật cổ kim sư
(Người làm chủ được vật thì xưa nay vẫn là thầy)

10.1 醫國有名存古錄
Y quốc hữu danh tồn cổ lục
(Y học của đất nước nổi tiếng từng ghi trong sử xưa)
10.2 同人致敬表心丹
Đồng nhân chí kính biểu tâm đan
(Kính trọng người với người là thể hiện trái tim hồng)

Qui Luật Vũ Trụ là số 10 tức gồm Dương (số 1) và Âm (số 0) cân bằng nhau. Trong cái Mười (tức Trọn Vẹn) đó thì Qui Luật Vũ Trụ chia minh bạch 7 phần dành để tạo Phước, 2 phần là để có Đức, 1 phần là Thành Đạt của Ta. Ai muốn thành đạt cũng đều phải hành xử theo Qui Luật Vũ Trụ là như vậy, bằng tỷ lệ 7 – 2 – 1 , có Trọn Vẹn tức có Tròn Vuông mới là hoàn hảo. Đồng tiền cũng phải theo Qui Luật Vũ Trụ vì đó là qui luật của Trời Đất (đồng tiền hình Tròn tượng Trời, cái lỗ đồng tiền hình Vuông tượng Đất) là đồng tiền kiếm được phải chia ra theo tỷ lệ 7 phần cho Phước, 2 phần cho Đức, chỉ có 1 phần cho Ta thành đạt, nếu không như vậy nó sẽ là đồng tiền bẩn và Ta sẽ không thành đạt mà là thất bại. Hãy học theo văn hóa đạo đức thời thượng cổ như nêu trên, như trong câu đối về Hải Thượng Lãn Ông tại Y Miếu Thăng Long cũng đã nêu: YẾU THẬT TÔN SÙNG THƯỢNG CỔ HUYỀN ĐỨC NHÂN TÂM, con người Ta sẽ nhất định Thành Đạt – Trích nguyên văn Lãn Miên.

Ở miền Bắc Việt Nam có sự việc dùng thuốc Nam Dược chữa bệnh cho Đại tướng Hoàng văn Thái năm 1962, ông bị viêm tĩnh mạch đùi, được đưa sang Liên Xô chữa thì cách duy nhất phải cắt bỏ chân. Đại tướng Hoàng văn Thái không đồng ý. Ông về Việt Nam hỏi trong toàn quân, rồi có một chiến sỹ mới nhập ngũ nói ở quê huyện Thạch Thất thuộc tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) có người bị bệnh như thế được một ông Lang trong làng chữa khỏi. Đại tướng Hoàng văn Thái tìm về chữa khỏi hẳn bệnh có kể lại cho ông Trường Chinh, các tài liệu liên quan viết về sự việc này vẫn còn được nhiều Cán bộ cấp cao Trung ương Đảng biết. Ngày nay tiếc rằng người Thầy thuốc đó đã mất từ lâu, phương thuốc Nam trị dứt bệnh viêm tĩnh mạch đùi ấy cũng thất truyền.

Tác giả có con trai lớn thi được học bổng Tiến sỹ toàn phần của Vương quốc Anh, sau 15 năm học, làm việc tại Vương quốc Anh bị chứng mất ngủ chữa không khỏi, về Việt Nam cũng không khỏi, tối đi loạng choạng trượt cầu thang vỡ xương bánh chè đầu gối trái không đi được. Đưa vào Bệnh viện Việt Đức, bác sỹ cho biết phải mổ đóng đinh 6 đến 8 tháng. Tác giả không đồng ý, đi tìm hỏi, có người nói lên Hòa Bình có Thầy Lang chữa được. Theo chỉ dẫn tôi đi tìm mất một ngày vừa đi oto, vừa đi bộ vào bản sâu trong núi gần giáp Thượng Lào. Sau khi kể xong, Thầy xuống vườn, vào núi sau nhà hái lá thuốc về sao, sắc, nấu cả đêm. Sáng hôm sau Thầy Lang cho 02 chai nước thuốc có mầu khác nhau, dặn:” Một loại nước dùng xoa gáy và đỉnh đầu đúng 9g tối rồi ngủ, một loại nước dùng xoa tròn lên đầu gối theo chiều kim đồng hồ đúng 6g sáng hàng ngày”. Mang về tối thử dùng để chữa mất ngủ thì cháu ngủ từ 9g tối hôm trước đến 10g sáng hôm sau. Thuốc xoa đầu gối dùng 03 ngày thì cháu ngồi xổm được, dùng 07 ngày cháu đi cầu thang không phải vịn. Một tháng đi lại bình thường, tập được thể dục, đi chụp X Quang 02 bệnh viện để đối chứng thì xương bánh chè vỡ đã liền hẳn, bệnh mất ngủ cũng khỏi hẳn. Sau gia đình có lên cảm ơn Thầy Lang nhưng Thầy không nhận tiền, nhận lễ vật, chỉ bảo cháu tự viết tay quá trình chữa khỏi bệnh,… Thầy Lang cầm tờ giấy đặt lên ban thờ ở góc nhà. Ở đấy thấy có rất nhiều giấy, có giấy đã ngả mầu vàng, bụi xám đen.

Sự thật này có nhiều người chứng kiến rõ, sau mới biết hiện nay ở Việt Nam có nhiều người có phương thuốc bí truyền chữa khỏi nhiều bệnh nan y nhưng không lấy bất cứ một đồng nào, cũng không nhận lễ vật. Đây là một đặc sắc của Nam y dược Việt.

 

TÍN NGƯỠNG THỜ VẬT TỔ (TOTEM):

Vật Tổ là một tín ngưỡng cổ xưa nhất của Nhân loại. Theo các nghiên cứu từ đầu thế kỷ XX về phong tục tín ngưỡng Dân tộc Việt, nhiều Học giả trong nước và quốc tế cho rằng thời cổ đại, người Việt thờ Vật Tổ là Giao Long. Ngày nay, không ít học giả căn cứ vào thư tịch cổ viết về Giao long ở sông Dương Tử mà suy luận một cách mơ hồ Giao Long chính là loài cá sấu cổ hiện còn sống ở sông Dương Tử. Theo L.Aurousseau thì giống cá sấu lớn ấy mình dài đến 5, 6 mét, tiếng Pháp gọi là alligator. Giống cá sấu nhỏ chỉ có ở miền Hoa Nam và ở Ấn Ðộ Chi Na thì chữ Hán gọi là ngạc ngư, tiếng Pháp gọi là crocodile.Theo một số học giả Phương Tây lý giải cho rằng người Hán gọi là alligator là Giao long, cách lý giải này cũng không rõ căn cứ ra sao. Cũng những học giả này giải thích là người Việt gọi crocodile là Thuồng luồng, mà sách chữ Hán của ta cũng gọi là Giao long. Tuy vậy, sự suy luận này không có căn cứ thuyết phục về Cổ sinh học, có một lẽ tức cười là dùng chữ La tinh để suy ra dân Việt gọi là Thuồng Luồng, thứ chữ mà ngay một số học giả Việt còn không biết huống chi là người dân Việt trước 1945 có đến 90% là mù chữ, vậy nên Giao Long hay Thuồng Luồng hẳn là hai con vật cổ xưa có thật, hoặc đã tuyệt chủng, hoặc vẫn còn sót lại ở một nơi hoang vu, sâu thẳm nào đó trong rừng nguyên sinh hoặc biển xa.

Hình khắc trên đồ đồng Đông Sơn được một số học giả cho là Giao Long

Khi khả năng thám hiểm độ sâu và thiết bị chụp ảnh, video kỹ thuật cao phổ cập hơn chắc chắn chúng ta sẽ được biết sự thật về hai con vật này cũng như nhiều giống loài tưởng đã tuyệt chủng trên trái đất.

 

Có một sự thật trong nghiên cứu tín ngưỡng là nếu CÁ SẤU là vật tổ của người Giao chỉ (Tên gọi chung cho Bách Việt, sau mới thành tên riêng chỉ vùng đất Việt Nam và người Lạc Việt) thì sự thờ cúng phải có kế thừa, không thể vì một lý do nào lại không tiếp tục thờ cúng VẬT TỔ, đã là vật tổ hẳn không ai dám xâm phạm, như người Ấn Độ thờ bò, thờ khỉ,… Khỉ được sống tự do, phát triển rất đông tại Ấn Độ, quấy phá tất cả cuộc sống người dân. Chính Phủ Ấn Độ phải giao cho cảnh sát từng khu vực trách nhiệm giữ trật tự của Khỉ.

Những con khỉ quấy phá quá mức thì bị bắt thả về rừng sâu, tuy nhiên không có một ai dám đánh, giết khỉ vì tin khỉ là hậu duệ của Thần HINDU. Sự tín ngưỡng này không riêng ở Ấn Độ, nhiều dân tộc trên thế giới cũng như một số dân tộc thiểu số Việt Nam khi đã thờ con gì, cây gì thì đều kiêng không ai dám động chạm đến.

Sách Lễ Ký của Khổng Dĩnh Đạt đời Đường chú thích : “ Giao chỉ là hình dung từ về người Man khi năm trở đầu ra ngoài, hai chân gác chéo vào nhau “. Sách Hậu Hán thư của Lưu Tống lại giải thích theo cách khác: “Vì tục con trai, con gái cùng tắm một sông nên gọi là Giao chỉ”.    Đỗ Hựu đời Nhà Đường có ghi trong sách Thông Điền quyển 182, phần châu quận 14 là: “ Giao chỉ là ngón chân cái mở rộng, nếu hai chân cùng đứng thì hai ngón cái giao vào nhau” . Đây là lần đầu tiên sách cổ ghi cách giải thích như vậy, rồi sau như là một cách giải thích chính thức tên Giao chỉ. Nhân chủng học lại cho thấy ngón chân cái bị vẹo, choạc rộng là một tật có ở tất cả các giống người, nhưng không phải ai cũng bị.Vậy nên cách giải thích Giao chỉ là ngón chân bị tật choạc ra thỉnh thoảng mới có không thể là cách gọi tên một dân tộc. Hán tự viết chữ Giao là Giao chỉ, Giao là Giao Long. Nguyên xưa cách gọi như vậy là thông dụng, nên tên Giao Chỉ do người Hán gọi chung cho vùng cư trú của người Việt có liên quan đến tục thờ Giao Long của nhiều tộc người Việt ở nam sông Dương Tử. Giao Long vẫn là một con vật tiền sử, chưa rõ như thế nào. Thư tịch cổ nước ta gọi là Thuồng luồng, được tả như một con rắn lớn, nhiều nơi ở miền Bắc Việt Nam có miếu thờ Thần Thuồng Luồng. Sách cổ ghi chép nhiều, nhưng ở thời cận đại đến nay, chưa có ai nhìn thấy Thuồng Luồng trông ra sao cả. Sách Hoài Nam Tử, thiên “Ðạo ứng” ghi như sau: “Ðất Kinh có người tên là Thứ Phi, được bảo kiếm ở đất Can Ðội, khi đi về qua sông Giang (Dương Tử), đến giữa sông nổi sóng lớn, có hai con giao long vây lấy thuyền... Thứ Phi nhảy xuống sông đâm giao, chặt được đầu, người trong thuyền đều sống cả.” Sách Tiền Hán thư, “Vũ Ðế kỷ” viết chuyện Hán Vũ Ðế từ sông Tam Dương đi thuyền ra sông Dương Tử, tự bắn được con giao long ở giữa sông. Cao Dụ chú giải con Giao long được dẫn trong sách Hoài Nam Tử nói rằng: “Da nó có từng hột (vẩy dày), người đời cho miệng nó là miệng gươm đao.” Nhan Sư Cổ dẫn lời Quách Phác viết con Giao long trong Tiền Hán thư rằng: “Con giao hình như con rắn mà có bốn chân, cổ nhỏ... giống lớn to đến mấy ôm, sinh trứng to bằng một hai cái hộc, có thể nuốt người được.”

Kênh National Geographic do VTV ngày 28/2/2014 phát có phim khoa học MOST AMAZING MONTS về một ngôi đền ở miền Bắc Ấn Độ, trong đền có 15,000.(Mười lăm nghìn) con chuột được nuôi, ở chung với tất cả mọi người, được ăn, uống trước mọi người vì theo tín ngưỡng ở đây, chuột là hậu duệ của Vị Thần thờ tại đền. Vậy nên cứ lý mà suy thì người Lạc Việt và các tộc người thuộc Bách Việt xưa vẫn săn bắn, ăn thịt cá sấu đến mức nay sông Dương Tử, Trung quốc không còn mấy cá thể  cá sấu nữa. Sự việc này để thấy rằng trong tâm thức người Việt “ Cá Sấu” không phải Tổ linh thiêng nên ăn thịt được, sự suy luận của các học giả là Totem của người Việt là không có lozic. Còn ở miền Bắc Việt Nam là đất cổ của người Lạc Việt còn giữ vững độc lập tự chủ đến ngày nay thì không thấy con cá sấu nào, nhưng dọc các sông lớn ở đây vẫn còn rải rác các đền thờ Thuồng Luồng. Truyền thuyết cũng có nhiều truyện nhắc đến Giao Long như truyện sự tích hồ Ba Bể. Đây là logic của tín ngưỡng, tôn giáo mà các học giả không mấy ai xét thấy. Trong các thư tịch cổ của Trung quốc cũng như Việt Nam cũng không thấy nơi nào có đền thờ cá sấu? Vậy thì Giao Long tuyệt nhiên không thể là Cá Sấu như các học giả Phương Tây suy diễn được. Giao Long, có thể là một sinh vật biển có vẩy, giống rắn, rất to lớn, có chân, hoặc không có chân, dữ tợn,… sống ở biển. Đến gần đây, vẫn còn được một số lão Ngư dân vùng ven biển miền Trung Việt Nam kể lại. Đáng lưu ý là những Lão Ngư dân này ở những địa điểm xa nhau, không có quan hệ gì, nhưng sự mô tả tương đối giống nhau về họ đã từng nhìn thấy Giao Long ở biển khơi. Thuồng Luồng cũng vậy, gần như không có ai nhìn thấy. Ngày nay, loài quái vật có tên là Thuồng Luồng chỉ còn ghi trong truyện cổ tích, kể trong truyền thuyết. Tuy vậy, ở các vùng ven sông lớn, hồ lớn có vực nước sâu ở miền Bắc Việt Nam thường có miếu thờ Thuồng Luồng. Hẳn cổ xưa, đã có một sinh vật ở nước ngọt rất to lớn, hung dữ, … nên dân chúng các nơi này sợ hãi mà làm miếu thờ.

Vậy nên Giao long dứt khoát không phải là cá sấu, Thuồng Luồng cũng vậy, đây có thể là một loài lưỡng cư cổ vừa giống mực vừa giống rắn, là một giống loài khủng long tiền sử, nay đã tuyệt chủng hoặc vẫn còn sót lại ở biển sâu hoặc rừng rậm nguyên sinh nơi con người chưa biết đến. Xem hình khắc mấy con vật tựa như sự mô tả của sách cổ trên rìu đồng, ta thấy Giao Long không phải là cá sấu. Hy vọng trong tương lai, cổ sinh học sẽ phát hiện được xương hóa thạch, hoặc giả còn bắt được con nào còn sót lại trong những vực sâu của sông Đà, hồ Ba Bể,… chẳng hạn. Các chương trình khoa học của Mỹ như National Geographic, Discovery,… phát qua VTV cho thấy trong các khu rừng nguyên sinh và ở những sông hồ lớn ngày nay ở Việt Nam cũng như trên Thế giới còn nhiều sinh vật bí ẩn tồn tại mà con người chưa biết đến. Trong khi chưa có minh chứng rõ rằng, chỉ tạm coi Giao Long và Thuồng Luồng là hai loài sinh vật cổ, to lớn, ở dưới nước, như truyền thuyết miêu tả, nhưng chắc chắn là những động vật có thật đã từng hiện diện sống trên trái đất.

Theo hình vẽ khắc trên trống đồng được các học giả suy diễn là Giao Long rồi từ Giao Long ra cá Sấu hẳn sẽ thấy chình con vật lại có “Sừng” (?), như vậy cũng không thể là Cá Sấu. Đây là hình vẽ một con vật đã tuyệt chủng từ lâu, cần nhớ rằng người cổ vẽ hình rất trung thực về cơ bản giống với sự thật. Những năm 90 của thế kỷ XX, ngay tại Việt nam đã phát hiện được nhiều loài động vật tưởng đã tuyệt chủng từ lâu như bò, tê giác một sừng, sao la, mang, một số loài cá,…Đến nay, tại Việt Nam cũng như thế giới vẫn tiếp tục có những phát hiện về các loài được cho rằng đã tuyệt chủng. Hiện tượng bên ngoài bề mặt tầu vũ trụ APLO của Mỹ sau khi từ vũ trụ trở về phát hiện có nhiều vi khuẩn không có tên ở sinh quyển trái đất là một vấn đề gây tranh cãi lâu dài hàng chục năm qua của giới khoa học thế giới. Hy vọng trong tương lai không xa, với các phương tiện khoa học thám hiểm tiến tiến, chúng ta sẽ tìm được những sinh vật cổ xưa vẫn còn sinh sống ở những nơi rừng rậm hoang vu hay ở những vực sâu dưới biển, dưới sông trên Trái Đất.

 

CHỮ VIỆT CỔ:

Chữ viết là một trong những phát minh lớn nhất trong lịch sử kể từ khi loài người xuất hiện trên trái đất 3,5 triệu năm. Nhờ có chữ viết, các kinh nghiệm sống, các phát hiện khoa học và lịch sử một Dân tộc được truyền lại, được tích lũy cho các thế hệ người tiếp nối bảo tồn, xây dựng và phát huy văn minh của một Dân tộc và của cả xã hội loài người phát triển đến tận ngày nay. Dân tộc Lạc Việt đã phát minh sự vĩ đại đó từ hàng vạn năm trước đã được khoa học Lịch sử - Khảo cổ học xác nhận bằng hiện vật ở khắp các di chỉ khảo cổ từ vùng Quảng Tây, Trung quốc, đến nhiều vùng ở miêng Bắc Việt Nam ngày nay. Phát minh chữ Việt cổ đã làm các học giả Trung Quốc và quốc tế nhận định “ Phải viết lại Văn minh Trung Hoa, chữ Hán xuất phát từ chữ Việt cổ”. Mặt khác phải thấy rằng, nền văn minh Trung Hoa phát triển lớn là còn có sự thật đóng góp đáng kể của văn minh Lạc Việt suốt mấy nghìn năm. Đã có rất nhiều thợ giỏi, thầy giỏi đủ mọi ngành nghề đã phải cống nạp cho các vương triều Trung Hoa đã được sử sách ghi rõ.

Nguyên nhân người Việt phải dùng chữ Hán là từ biến động lớn của lịch sử. Sử sách Trung Quốc ghi rõ lãnh thổ của người Việt (Bách Việt) trong đó Lạc Việt có tên nước là Việt Thường là lớn và hùng mạnh hơn cả. Lãnh thổ của Việt rất rộng lớn, từ Đông (Phúc Kiến, Quảng Đông – Trung Quốc ngày nay) sang phía Tây là vùng Quảng Tây, Vân Nam – Trung Quốc ngày nay, goi chung là toàn bộ vùng nam sông Dương Tử (Trường Giang) xuống đến Bắc và Trung Việt Nam ngày nay. Năm 218 Tr.CN, Tần Thủy Hoàng sai Hiệu úy Đồ thư thống lĩnh 50 vạn (nửa triệu) quân Tần vượt sông Dương tử (Trường Giang) đánh chiếm Bách Việt. Năm 217 Tr.CN, đại quân Tần đã chiếm được gần hết vùng đất của các tộc Ngô Việt, Điền ViệtDạ Lang (Việt) Quỳ ViệtMân ViệtĐông Việt, Ư Việt, … Quân Tần tiến vào Tây Âu (Việt, thuộc vùng đông bắc Quảng Tây) giết được Quận trưởng Tây Âu Việt là Dịch Hu Tống, giáp với đất của người Lạc Việt. Sau khi chiếm đất của người Việt,“Tần Thủy Hoàng chia thiên hạ làm 36 quận, thống nhất pháp luật, cân, đo, trục xe, chữ viết cùng một lối như nhau, … Cấm không được thờ,… Nhà Tần đưa những người bị tội vào ở lẫn lộn với người Bách Việt 13 năm” (Tần Thủy Hoàng bản kỷ, Sử ký Tư Mã Thiên). Sử ký Tư Mã Thiên, Tần Thủy Hoàng bản kỷ ghi: “ Chính thay lập làm Tần Vương (năm 247 Tr.CN ),… Năm thứ ba mươi ba (năm 214 Tr.CN), Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể, những người đi buôn đánh đất Lục Lương (nay là Quảng Đông, Quảng Tây và các tỉnh phía nam sông Trường Giang), lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải, cho những người đi đày đến canh giữ”. Đây là lần đầu tiên thực hiện chính sách đồng hóa chủng tộc của người Hoa Hạ, sau này gọi là Hán (Nam Việt Vương Úy Đà liệt truyện - Sử ký Tư Mã Thiên, Sách Hoài Nam tử của Hoài Nam Vương Lưu An viết năm 190 trước Công nguyên – Sách đã dẫn). Nhà Tần đã bước đầu thực hiện chính sách nô dịch, đồng hóa cả về văn hóa, tôn giáo, chủng tộc,… lên người Việt bị chiếm đóng. Chữ Việt cổ và tôn giáo Đạo Thánh Mẫu Việt bị cấm. Như vậy, từ năm 217 Tr.CN, Nhà Tần thực hiện chính sách đồng hóa tàn khốc lên người Việt trong đó bắt học và dùng chữ tượng hình Giáp cốt, Kim văn là tiền thân sau này của chữ Hán (Danh từ chỉ chữ viết được gọi từ thời Tây Hán), đồng thời chữ Hán còn được truyền bá vào xã hội Việt bởi các Nho sinh trốn nạn đốt sách, giết học trò của Lý Tư -Thừa Tướng thời Tần Thủy Hoàng đế.

Những tài liệu Khảo cổ học đã phát hiện chữ Việt cổ trên vùng đất Trung Quốc bây giờ gồm có chữ khắc trên bình gốm 12,000. năm tuổi tại Bán Pha 2 tỉnh Sơn Tây. Các chữ khắc trên yếm rùa ở di chỉ Giả Hồ tỉnh Hà Nam 9,000. năm tuổi. Một số chữ Việt cổ phát hiện rải rác ở vùng Sơn Đông. Chữ viết của dân tộc thiểu số Thủy là một nhánh của Việt tộc còn sót lại 25,0000 người hiện đang sống tại Quý Châu. Bộ sưu tập chữ Giáp cốt và chữ Kim văn là biến thái chữ Việt cổ được phát hiện ở kinh đô cũ của nhà Thương tại phía nam tỉnh Hà Nam xưa là vùng đất cổ của Bách Việt nay thuộc Trung Quốc. Hiện nay, một số các nhà Ngôn ngữ và Khảo cổ Mỹ, Châu Âu và một số Nhà nghiên cứu Việt Nam đã đọc được một phần chữ Việt cổ.Giới khoa học cổ sử Trung quốc và một số nước khác trên thế giới qua nghiên cứu về Ngôn ngữ học cho rằng chữ Giáp cốt, đồ đồng Nhà Thương và chính ngay cả Vua Nhà Thương là Thành Thang theo sự miêu tả của cổ sử Trung Quốc cũng có gốc là một người Việt cổ.

 

KHẢO CỔ HỌC HIỆN VẬT CHỮ VIỆT CỔ Ở TRUNG QUỐC

Chữ Việt cổ ở Quảng Tây và Chiết giang trước Giáp cốt văn hàng ngàn năm. Chữ biểu ý Lạc Việt hơn 4000 năm / Posted by: fanzung 
(171.237.41) Date: January 03, 2012 05:38AM. Các trang điện tử Trung Quốc vừa đưa tin news.cntv.cnngày 26/12/2011: “Tại huyện Bình Quả, tỉnh Quảng Tây vừa khai quật được hơn chục mảnh đá có khắc hơn ngàn ký tự biểu ý cổ Lạc Việt”. 
Các chuyên gia TQ nhận định niên đại của các mảnh đá này là vào thời đại đồ đá mới, cách nay 4,000-6,000 năm tức là vượt xa niên đại của chữ giáp cốt Hoa Hạ.

 

Huyện Bình Quả ở tây bắc Nam Ninh, cách Nam Ninh khoảng 100km, cách Cao Bằng khoảng 150km đường chim bay, sử dụng internet vào [maps.google.com] đánh chữ 平果 vào ô search sẽ thấy.

 

[news.cntv.cn]  感桑大石铲祭祀遗址 di chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang: là một di chỉ đàn tế có các phiến đá có hình như cái xẻng ở (thôn/làng?) Cảm Tang.

Học giả Trung Quốc Lí Nhĩ Chân (117.6.129) websitenews.xinhuanet.com January 03, 2012(6) Date: January 03, 2012 08:17PM đã viết:” Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt - tỉnh Quảng Tây truyền phát tin tức là người Lạc Việt ở Trung Quốc đã sáng tạo chữ viết vào bốn nghìn năm trước. Phát hiện chữ viết của người Lạc Việt lần này sẽ viết lại lịch sử chữ viết ở Trung Quốc, chứng minh văn hóa Lạc Việt là một trong những nguồn gốc trọng yếu của văn hóa Trung Hoa. Lịch sử hình thành dân cư Trung Quốc mới phát hiện, thì thời gian này trên địa bàn Trung Quốc chỉ có người Việt sinh sống, người Hoa Hạ chưa ra đời, chứng tỏ rằng đó là chữ của người Lạc Việt từ bãi đá Sapa đi. Nhà Thương là một dòng dõi Việt sống ở nam Hoàng Hà nên cùng sở hữu chữ viết tượng hình này. Sau này trên cơ sở Giáp cốt và Kim văn, cộng đồng người Việt và Hoa trong Vương triều Chu chung tay xây dựng chữ tượng hình Trung Hoa,... Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt - tỉnh Quảng Tây truyền phát tin tức là người Lạc Việt ở Trung Quốc đã sáng tạo chữ viết vào bốn nghìn năm trước công nguyên, phá bỏ quan niệm tổ tiên của dân tộc Tráng là người Lạc Việt không có chữ viết. Phát hiện chữ viết của người Lạc Việt lần này sẽ viết lại lịch sử chữ viết ở Trung Quốc, chứng minh văn hóa Lạc Việt là một trong những khởi nguồn của văn hóa Trung Hoa” " (Trích nguyên văn Báo cáo nghiên cứu Lịch sử - Khảo cổ học Trung Quốc ngày 20/2/2012).
Re: Chữ Khoa Đẩu / Posted by: Lí Nhĩ Chân / (58.187.216) Date: January 03, 2012 03:22PM / 广 西 土 / Phát hiện hơn một nghìn tự phì biểu ý của người Lạc Việt cổ ở Quảng Tây / 23:44 ngày 26 tháng 12 năm 2011
Gần đây, tại 'di chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang' - thị trấn Mã Đầu - huyện Bình Quả - Quảng Tây phát hiện mấy chục phiến xẻng đá lớn và tấm đá khắc đầy văn tự cổ của người Lạc Việt, trong đó khối đá có văn tự lớn nhất là dài 130 cm, rộng 55 cm, khắc mấy trăm tự phù, phần lớn là văn cúng tế và lời chiêm bốc. Vào vào thống kê sơ qua, có hơn 1,000 tự phù khắc trên những phiến đá này. Các chuyên gia suy đoán, thời kì xuất hiện của chữ khắc trên phiến đá của người Lạc Việt cổ này cùng thời với thời gian của 'xẻng đá lớn' (4,000-6,000 năm trước). Nó cho thấy trước mắt chữ của người Lạc Việt cổ ở di 'chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang' là một trong những văn tự hình thành thời xưa được phát hiện ở Trung Quốc. Trước mắt, phiến đá có khắc chữ cổ của người Lạc Việt do bộ môn quản lí văn vật huyện Bình Quả - thành phố Bách Sắc - Quảng Tây giữ gìn, giới khảo cổ đang triển khai công tác nghiên cứu.

_____________________________________________________________________

Re: Chữ Khoa Đẩu / Posted by: Lí Nhĩ Chân (58.187.216.---)/ Date: January 03, 2012 04:00PM / 字 / Chuyên gia giám định chữ khắc đá ở di chỉ Cảm Tang - huyện Bình Quả là chữ viết quý báu của người Lạc Việt cổ / ngày 21 tháng 12 năm 2011.
Ngày 21 tháng 12 năm 2011, với chức vụ Chủ nhiệm Ủy viên Hội Giám định Văn vật Quảng Tây, nguyên Quán trưởng Bác Vật quán Quảng Tây là ông Tưởng Đình Du đứng đầu nhóm chuyên gia tiến hành giám định chữ viết khắc trên đá phát hiện tại di chỉ Cảm Tang huyện Bình Quả - Quảng Tây, bước đầu cho rằng loại chữ chữ viết khắc trên đá này là chữ viết cổ của người Lạc Việt thời Tiền Tần, cùng gọi tên là “chữ khắc trên đá của người Lạc Việt cổ”. Nhóm chuyên gia cho rằng chữ khắc trên đá của người Lạc Việt cổ thời Tiền Tần phát hiện trong một di chỉ thứ nhất tại Quảng Tây, rất quý báu.
Nhóm chuyên gia tham dự việc giám định lần này ngoài ông Tưởng Đình Du ra còn có Phó Hội trưởng Hội Y Dược học dân tộc Trung Quốc, chuyên gia nghiên cứu cổ tịch y học nổi danh là Hoàng Hán Nho, thành viên tổ chuyên gia Trung Quốc thuộc Tổ chức Giáo dục của Liên hiệp quốc, chuyên gia nghiên cứu cổ tịch dân tộc là La Tân, hội trưởng Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt - Quảng Tây, chuyên gia nghiên cứu văn tự Lạc Việt là Tạ Thọ Cầu. Nhóm chuyên gia tiến hành kiểm tra toàn diện phiến đá có khắc chữ của người Lạc Việt phát hiện ở di chỉ Cảm Tang - huyện Bình Quả, nhất trí cho rằng chữ viết cổ này có một số chỗ giống với chữ giáp cốt, nhưng lại là thể bói cỏ, lại có đặc điểm tự có. Chữ viết khắc trên đá này có giá trị trọng đại đối với việc nghiên cứu văn hóa lịch sử của người Lạc Việt cổ. 

Một phiến đá có khắc chữViệt cổ phát hiện ở di chỉ Cảm Tang - huyện Bình Quả

Chữ Việt cổ khắc trên đá di chỉ Cảm Tang – Huyện Bình Quả

Re: Chữ Khoa Đẩu / Posted by: Lí Nhĩ Chân (117.6.129.---)/ Date: January 03, 2012 08:17PM/ Thứ sáu, 06/01/2012 | 21:28 /               Chuyên gia cho rằng người Lạc Việt ở Trung Quốc sáng tạo nên chữ viết vào bốn nghìn năm trước / 09:03:18 ngày 22 tháng 12 năm 2011. Hôm trước, Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt - tỉnh Quảng Tây truyền phát tin tức là người Lạc Việt ở Trung Quốc đã sáng tạo chữ viết vào bốn nghìn năm trước, phá bỏ quan niệm tổ tiên của dân tộc Tráng là người Lạc Việt không có chữ viết. Phát hiện chữ viết của người Lạc Việt lần này sẽ viết lại lịch sử chữ viết ở Trung Quốc, chứng minh văn hóa Lạc Việt là một trong những nguồn gốc trọng yếu của văn hóa Trung Hoa. Trước thời điểm này, giới sử học Trung Quốc đều cho rằng tổ tiên của dân tộc Tráng không có chữ viết. Hội trưởng Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt là Tạ Thọ Cầu giới thiệu: “Chuyên gia của Hội nghiên cứu đã thu tập một số lượng lớn chứng cứ chứng thực người Lạc Việt cổ sáng tạo chữ viết biểu ý vào bốn nghìn năm trước. Chữ viết Lạc Việt này có mầm mống vào thời đầu của thời đại đồ đá mới, hình thành vào thời kí đỉnh cao của 'văn hóa xẻng đá lớn' (4000-6000 năm trước), và chắc chắn có nguồn gốc sâu xa với chữ giáp cốt cổ cùng 'chữ Thủy' của dân tộc Thủy.Tháng 10 năm nay (2011), tại di chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang - thị trấn Mã Đầu - huyện Bình Quả - thành phố Bách Sắc, chuyên gia của Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt - tỉnh Quảng Tây phát hiện mấy chục khối mảnh vỡ xẻng đá lớn và tấm đá có khắc đầy chữ viết cổ. Ngày 19 tháng 12, chuyên gia lại đi đến hiện trường tiến hành khảo sát. Nghiên cứu phát hiện, khối đá có chữ viết lớn nhất là dài 103 cm, rộng 55 cm, trên bề mặt khắc đầy mấy trăm tự phù, phần lớn là chữ cúng tế và lời chiêm bốc. Theo thống kê sơ qua, trên những phiến đá này có hơn 1000 tự phù. Các chuyên gia dựa vào sự phân bố xẻng đá lớn hoàn chỉnh ở bên cạnh phiến đá có khắc chữ mà suy đoán, thời kì xuất hiện của phiến đá có khắc chữ giống nhau với thời kì xẻng đá lớn. Nó cho thấy trước mắt chữ của người Lạc Việt cổ ở di chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang là một trong những văn tự hình thành thời xưa được phát hiện ở Trung Quốc. Theo tin, vào tháng 11 năm ngoái, chuyên gia của Hội nghiên cứu phát hiện đàn cúng tế loại lớn của người Lạc Việt cổ ở trên núi Đại Minh - tỉnh Quảng Tây, trên đàn cúng tế còn phát hiện được phù hiệu và bàn vẽ. Quán trưởng Bác vật quán Quảng Tây, Chủ nhiệm Ủy viên Hội giám định văn vật Quảng Tây là Tưởng Đình Du cho rằng phù hiệu và bàn vẽ này là phù hiệu khắc vẽ cúng tế của người Lạc Việt cổ thời đại đồ đá mới. Sau đó, chuyên gia của Hội nghiên cứu cũng phát hiện một số lượng lớn phù hiệu chữ viết cổ khắc trên mảnh xương, đồ ngọc, đồ đá tại vùng đất có phân bố di chỉ cúng tế của người Lạc Việt là huyện Vũ Minh, huyện Long An của thành phố Nam Ninh, huyện Điền Đông - thành phố Bách Sắc thuộc tỉnh Quảng Tây, những phù hiệu này rõ ràng là một câu đơn hoặc đơn biệt, được chuyên gia cho là chữ viết của thời kì đầu. [news.xinhuanet.com]

Phiến đá di chỉ khảo cổ có khắc chữ Việt cổ

Chuyên gia Tưởng Đình Du đang giải thích cho Đoàn Khảo cổ học về chữ Việt cổ tại Cảm Tang, huyện Bình Quả [www.luoyue.net]

Re: Chữ Khoa Đẩu / Posted by: Lí Nhĩ Chân (117.6.129.---) Date: January 03, 2012 09:02PM / 四千 / Chuyên gia cho rằng người Lạc Việt sáng tạo nên chữ viết vào bốn nghìn năm trước / 21 tháng 12 năm 2011
Tháng 10 năm 2011, tại di chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang - thị trấn Mã Đầu - huyện Bình Quả - Quảng Tây, chuyên gia của Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt - tỉnh Quảng Tây phát hiện mấy chục khối mảnh vỡ xẻng đá lớn và tấm đá có khắc đầy chữ viết cổ. Để đi sâu vào nghiên cứu chữ viết cổ này, gần đây, chuyên gia của Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt - tỉnh Quảng Tây đã lần lượt đến hiện trường phát hiện phiến đá có chữ viết cổ để điều tra nghiên cứu, phát hiện chữ viết trên phiến đá có chữ viết này đều tạo thành câu văn cúng tế và chiêm bốc, có phiến đá trên đó khắc mấy chục chữ viết, rõ ràng là tạo thành câu văn. Khối đá có chữ viết lớn nhất là dài 103 cm, rộng 55 cm, trên bề mặt khắc đấy mấy trăm tự phù. Phiến đá vỡ nhỏ nhất chỉ lớn bằng ngón tay cái, cũng khắc bảy, tám chữ. Phần nhiều câu ngắn này là lời chiêm bốc. Theo thống kê sơ qua, trên những phiến đá này có khắc hơn 1000 tự phù. Dựa theo sự phân bố xẻng đá lớn hoàn chỉnh ở bên phiến đá có khắc chữ viết mà suy đoán, niên đại của chữ viết trên đá của người Lạc Việt và xẻng đá lớn là giống nhau. Bộ môn khảo cổ uy tín của nhà nước giám định, niên đại của xẻng đá lớn là vào 4000 - 6000 năm trước. Nó cho thấy đây là chữ viết của người Lạc Việt cổ phát hiện ở trong di chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang sớm hơn chữ giáp cốt của nhà Thương ở Trung Nguyên đến hơn 1000 năm, cũng có niên đại sớm hơn so với tiền thân của chữ giáp cốt là chữ khắc trên xương thú của người Đông Di ở tỉnh Sơn Đông. Trước mắt, chữ viết này hình thành xưa nhất được phát hiện ở nước ta. Phát hiện đàn tế của người Lạc Việt có hình khắc của người Lạc Việt

Hình khắc trên đá chim và rắn trên Đàn tế của người Lạc Việt cổ ở núi Đại Minh

Chữ khắc trên xương thú phát hiện ở di chỉ mộ táng vách động cỉa người Lạc Việt ở huyện Vũ Minh

Chữ khắc trên xương thú của người Lạc Việt phát hiện ở sông Ung

Lưỡi qua đá của người Lạc Việt phát hiện ở sông Tả

 

Vị trí di chỉ Cảm tang tìm thấy chữ khắc trên đá của Người Lạc Việt

Chữ Việt cổ của người Lạc Việt khắc trên một phiến đá lớn ở Di chỉ Cảm Tang, thị trấn Mã Đầu

Re: Chữ Khoa Đẩu / Posted by: Lí Nhĩ Chân (117.6.129.---) Date: January 03, 2012 10:04PM
铲 Đại thạch sản: xẻng đá lớn. Là một đồ vật bằng đá đơn giản, tạo hình sáng đẹp, góc cạnh đối xứng, là đồ vật rất quan trọng của vùng Đông Nam Á và vùng Lĩnh Nam thời xưa, niên đại khoảng 4000-5000 năm trước, thuộc thời cuối của thời đại đồ đá mới, giới khảo cổ học Trung Quốc gọi là "văn hóa xẻng đá lớn".Trung tâm phân bố di chỉ xẻng đá lớn tại vùng tam giác của lưu vực sông Tả, sông Hữu, phạm vi phân bố rộng khắp đến các vùng khác của tỉnh Quảng Tây cho đến phía tây nam của tỉnh Quảng Đông, đảo Hải Nam và miền bắc Việt Nam. Ở tỉnh Quảng Tây phát hiện hơn 120 di chỉ xẻng đá lớn, ở tỉnh Quảng Đông là 7 di chỉ, ở đảo Hải Nam là 1 di chỉ, ở Việt Nam là 13 di chỉ. 

 

Xẻng đá lớn phát hiện tại đầm Đại Long - huyện Long An - Quảng Tây 

Bản đồ tìm thấy di tích Rìu đá (Xẻng đá) của Người Lạc Việt trên lãnh thổ Trung Hoa ngày nay.

Học giả Hà văn Thùy có bài “ Phát hiện thêm chữ khắc trên đá của Người Lạc Việt” SA/ ngày 01/11/2015 có viết:”Cuối năm 2011, tại di chỉ Cảm Tang thị trấn Mã Đầu huyện Bình Quả thành phố Bách Sắc, các nhà nghiên cứu văn hóa Lạc Việt tỉnh Quảng Tây phát hiện hàng trăm mảnh xẻng đá của người Lạc Việt có niên đại từ 4000 đến 6000 năm trước...Trên các mảnh đá có khắc chữ tương tự Giáp cốt văn, dùng cho cúng tế, bói toán. Phát hiện chữ Lạc Việt ở Cảm Tang có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là chứng cứ rõ ràng nhất cho thấy người Lạc Việt sớm sáng tạo chữ viết trên đất Trung Hoa. Mặt khác, chữ cổ Cảm Tang chứng minh sự liên tục của chữ tượng hình Lạc Việt từ Sapa Việt Nam tới nhiều vùng khác nhau trên lục địa Trung Hoa như Giả Hồ, Bán Pha, Lương Chử… Gần đây, chuyên gia Hội Nghiên cứu văn vật văn hóa Lạc Việt tại huyện Long An, thành phố Nam Ninh thuộc Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây lại phát hiện hơn 30 mảnh dao bằng đá, ngọc mã não hình dáng mỏng, thuộc Thời kỳ Đá Mới của người Lạc Việt có khắc chữ cổ. Long An gần với Bình Quả nên khám phá này bổ sung cho chuỗi các bằng chứng về văn bản cổ của người Lạc Việt xuất hiện từ 4.000 năm trước. Vào thời kỳ văn hóa xẻng đá, người Lạc Việt đã tạo ra các văn bản cổ xưa nhất trên đất Trung Quốc. Báo Tin Nam Ninh buổi tối cho hay:Trong những năm gần đây, nhiều chuyên gia và học giả đã tiến hành nghiên cứu toàn diện về các di tích lịch sử và văn hóa thành phố Quý Cảng. Ngày 3 Tháng 2 năm 2015 tại thành phố Quý Cảng, Hội thảo về lịch sử văn hóa Quý Cảng được tổ chức. Một số chuyên gia đồng ý rằng các di chỉ khảo cổ ở Quế Lâm, Quý Cảng là trung tâm văn hóa quan trọng của người Lạc Việt cổ đại, cũng là một nguồn gốc quan trọng cùa Con đường tơ lụa trên biển phương Nam.” Những cứ liệu sử học có được từ các tài liệu khảo cổ học của Trung Quốc về di tích Thiên Đài do Vua Lạc Việt là Đế Minh lập trên núi Đại Minh, Quảng Tây Trung Quốc ngày nay thì tục thờ THÁNH MẪU của Người Việt đã có là 4879 năm. Trong các di chỉ khảo cổ học thời kỳ Văn hóa Đông Sơn về tục mai táng người chết có kèm theo nhiều đồ tùy táng  chứng tỏ người Việt cổ đã có quan niệm tôn giáo về 2 cõi Âm và Dương khi con người chết đi là sang một cõi sống khác. Chữ Việt đã được tìm thấy trên đá tại cao nguyên đá Pà Màng, Thuận Châu tỉnh Sơn La, bãi đá Xín Mần tỉnh Hà giang, bãi đá Hoàng Liên Sơn,…hiện có nơi đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Nhân loại. Chứng tỏ cách đây hàng vạn năm Người Việt đã có tôn giáo và chữ viết

(Còn Tiếp)

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển