Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 4, 17/04/2024

Đang duyệt: Trang chủ Tin tức - sự kiện

Sách "VĂN MINH VIỆT MỘT SỰ THẬT LỊCH SỬ " T8.2017 ( PHẦN II)

VĂN MINH VIỆT - MỘT SỰ THẬT LỊCH SỬ

 

Vũ Ngọc Phương

Chủ Tịch Trung ương Hội Khoa học phát triển

nguồn Nhân Lực – Nhân Tài Việt Nam

ĐT: 0912484879/ E – mail: vuphuong152@gmail.com

Bài viết này là sự tổng hợp các sưu tầm và khảo cứu các tài liệu về Sử học, Khảo cổ học, Nhân chủng học, Lịch sử địa chất, và nhiều ngành khoa học khác trong nước và quốc tế. Đồng thời sưu tra các công trình nghiên cứu khoa học của nhiều Học giả Khoa học Xã hội Việt Nam như các Vị Lương Kim Định, Hà Văn Thuỳ, Hà Thiên Niên, Thích Viên Như, Hà Văn Tấn, Nguyễn Xuân Quang, Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Lê Trọng Khánh, Đỗ Văn Xuyền, Phan Anh Dũng,  Nguyễn Thiếu Dũng. Nguyễn Xuân Quang, Nguyễn Từ Chi, Hà Văn Phùng,… Đặc biệt các nghiên cứu Kinh tế thời Nguyên thủy ở Việt Nam của Gs Đặng Phong và nhiều Học giả khác chưa thể kể hết. Thực tiễn các kết quả nghiên cứu đã xác định Dân tộc Việt có nhiều hơn 4,000 nghìn năm Văn Hiến như chúng ta vẫn quan niệm. Nền Văn minh Việt thời cổ đại đã có chữ viết, triết học, tôn giáo trước Văn minh Hoa Hạ (Hán, Trung Hoa) và kể cả nhiều nền Văn minh khác trên thế giới. Gần đây, sau khi phát hiện ra chữ Việt cổ trên rìu đá ở Cảm Tang, thị trấn Mã Đầu, huyện Bình Quả, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, đã mang đến một cách nhìn nhận mới về Văn minh cổ đại Lạc Việt.

Từ những thập kỷ 60/ Thế kỷ XX, trong một buổi làm việc về Văn học Sử vào trung tuần tháng 3 năm 1964 với các vị Lãnh đạo Việt Nam lúc đó là các ông Lê Duẩn, Trường Chinh, Tố Hữu, ... Nhà Văn học Sử Vũ Ngọc Phan đã nói:” Qua Văn hóa Dân gian tôi  nhận thấy có dấu tích Người Lạc Việt là Tổ Nguyên thủy của Người Việt ngày nay. Người Việt có trước người Hán vì ở vùng khí hậu ấm hơn. Các truyền thuyết Văn học Dân gian và một số cổ văn Trung Quốc cho thấy từ cổ  Người Việt đã có chữ viết, tôn giáo, và triết học là Đạo Thánh Mẫu Việt. Lạc Việt là một nền Văn minh rất sớm trên Thế giới”- Trích di cảo Văn học và các bài viết về Nhà văn Vũ Ngọc Phan.

Lịch sử Việt bị che khuất bởi sự đô hộ của Phong kiến Phương Bắc và Chủ nghĩa thực dân hơn 2,300 năm. Trong đêm dài sâu thẳm lịch sử đã có không ít các Học giả Việt đi đến các vùng đất cổ của Người Việt bị Nhà Tần xâm chiếm từ năm 218 Tr.CN. Nhiều cổ văn ghi lại đã bị cướp phá thất truyền trong tro bụi chiến tranh xâm lược triền miên. Chính sử sách, thư tịch Việt Nam, Trung Quốc đều ghi rõ các triều đại phong kiến Phương Bắc xâm lược, cai trị Giao chỉ - Việt Nam rất tàn bạo, hà khắc như hoạn thiến đàn ông, bắt giết trẻ con con trai Việt, cấm không được thờ Đạo Thánh Mẫu, đốt sách, phá hủy văn bia, chùa, đền, đình, miếu,… bắt ăn mặc, giáo dục, phong tục theo cách người Hán.

Đại Việt sử ký toàn thư viết:” tháng 7 mùa thu năm Mậu Tuất kỷ Lê Thái Tổ (tức năm thứ 16 niên hiệu Vĩnh Lạc đời Minh). Người Minh sai hành nhân Hạ Thanh, Tiến sĩ Hạ Thời đến lấy các sách ghi chép sự tích cổ kim của nước ta", lời tựa Lịch triều hiến chương loại chí - Văn tịch chí của Phan Huy Chú nói: “Cuối đời Trần do sự biến người Minh, thư tịch đã mất hết...". Phan Huy Chú viết là: "nhà Hồ thất thủ, bấy giờ tướng nhà Minh Trương Phụ thu lấy sách vở cổ kim đưa hết về Kim Lăng". Sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục phần chính biên quyển 13, Bình Định Vương năm thứ 2 (tương đương với niên hiệu Vĩnh Lạc năm thứ 17, tức năm 1419) có chú thích và ghi kèm theo danh mục thư tịch bị Nhà Minh cướp đi. Có thể dẫn nội dung các chiếu dụ của vua Nhà Minh thời Vĩnh Lạc từ năm thứ 4 đến năm thứ 5 chép trong Việt Kiệu thư: ” Minh Thành Tổ (chữ Hán - 明成祖, sinh ngày 2 tháng 5 năm 1360, mất ngày 12 tháng 8 năm 1424, tên thật là Chu Lệ  Đệ  朱棣, dân tộc Hán, là vị hoàng đế thứ ba của nhà Minh, tại vị 22 năm từ 1402 – 1424, niên hiệu Vĩnh Lạc - 永樂) có chiếu ngày 21 tháng 5 năm Vĩnh Lạc thứ 5, cho bọn Trương Phụ: "Ta nhiều lần dụ cho các ngươi phàm tất cả sách vở, ván khắc chữ của An Nam, kể cả mảnh giấy con chữ của trẻ con làng quê dùng để mới học chữ và những tấm bia xứ ấy dựng lên, hễ thấy là hủy ngay, chớ bỏ sót. Các ngươi nay phải làm theo sắc chỉ trước đây, lệnh cho quân lính hễ gặp một mảnh văn tự của xứ ấy thì phải đốt ngay, không được giữ lại".  Như vậy, cho đến cuối thời Trần ở Việt Nam vẫn còn dậy chữ Việt cổ. Nếu là chữ Hán – là thứ giáo dục theo chính sách Hán hóa từ thời Nhà Tây Hán đến Nhà Minh đã hơn 1,700 năm thì không lý gì Nhà Minh lại phá bỏ. Thời hiện đại, Học giả Trần Đại Sỹ là một trong nhiều học giả Việt đã có công khi viết và truyền bá ra thế giới sự thật các chứng tích đất cổ của người Việt nay vẫn còn ở một vùng đất rất rộng lớn phía Nam sông Dương Tử (Trường Giang) thuộc đất Trung Hoa ngày nay.

Sự thật lịch sử là không thể bác bỏ, tác giả bài viết này tuyệt đối không phải người theo chủ nghĩa Dân tộc hẹp hòi hay cổ súy tôn vinh Dòng Họ một cách cực đoan. Tác giả chỉ sưu tầm và sắp xếp lại các cứ liệu Sử để góp một phần chứng minh sự thật Văn minh Việt là một trong những nền Văn minh sớm nhất, rực rỡ nhất của Nhân Loại thời cổ đại nhằm bác bỏ những tồn tại nhận thức sai lệch về lịch sử Việt bị xuyên tạc trong quá trình Hán Hóa và Chủ nghĩa Thực dân đã nô dịch Dân tộc Việt hàng nghìn năm qua. Nhận xét về hậu quả của chính sách Hán hóa và nô dịch của thực dân Pháp, nhân kỷ niệm 40 năm Hòa đàm Paris 1973 – 2013, ông Nguyễn Mạnh Cầm, 85 tuổi, nguyên Bộ Trưởng Ngoại giao 1991 – 2000, nguyên Phó Thủ Tướng Chính Phủ thời kỳ 1997 – 2002 đã trả lời phỏng vấn, ông nói:“ Tâm thức nô dịch và bá quyền, chinh phục và triều cống vẫn lấn lướt,… Đấy chính là khởi nguồn đã gây ra bao nghịch lý cho dân tộc Việt trong lịch sử, nay nếu ta không biết chế ngự nó, tương lai có nhiều điều khó dự đoán”.

Lịch sử Văn minh Việt ngày nay rất cần các chứng cứ Khoa học về sự thật Lịch sử Việt, để tìm lại cội nguồn tinh thần Việt thời cổ xưa bị chìm đắm trong đêm dài nô dịch của Phương Bắc, của Chủ nghĩa Thực dân,… đó sức mạnh bản sắc độc đáo Việt phải được phát huy trong Thời đại Hồ Chí Minh để xây dựng “Dân giầu, Nước mạnh, Xã hội Dân chủ, Công bằng, Văn minh” ngày hôm nay bằng bản sắc Việt như chính Khổng Tử đã nhận định trong Thiên Trung Dung: “…đó là sức mạnh của Phương Nam, người Quân tử ở đấy”.

Đã qua 103 năm kể từ ngày cuốn Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim được phát hành. Các sự kiện liên quan trong quá khứ lịch sử của Việt Nam được viết trong các sách, thư tịch cổ đã bị cướp phá đưa ra nước ngoài trong một khoảng thời gian rất lâu dài từ năm 218 Tr.CN đến tận năm 1975/ Thế kỷ XX sau CN đã làm sai lệch, để lại nhiều khoảng trống trong lịch sử Dân tộc. Một khối lượng khổng lồ hàng chục nghìn trang sử, thư tịch cổ Người Việt hiện đang được lưu trữ ở Trung Quốc, ở các thư viện Âu – Mỹ nay được công bố một phần nhờ vào quá trình Hội nhập Toàn cầu và sự phát triển vũ bão của Khoa học Kỹ thuật Thế giới từ thập niên 50/Thế kỷ XX đến nay, trong đó Công nghệ IT là một trong những tác nhân quyết định. Chỉ trong khoảng hơn 30 năm sau Công cuộc Đổi Mới do Đảng ta khởi xướng năm 1986 đến nay các Ngành khoa học Xã hội và Khoa học Tự nhiên Việt Nam đã tiếp thu một khối lượng đồ sộ các thành tựu của Khoa học Kỹ thuật Tiên tiến Thế giới để áp dụng cho các Ngành Khoa học, Kinh tế, Xã hội Việt Nam.

Những phát kiến lớn và mới của Thế giới và trong Nước ta góp phần làm lộ sáng những khoảng tối, bù đắp vào những khiếm khuyết hạn chế trước đây của Lịch Sử Việt Nam. Kết quả các công trình nghiên cứu khoa học xã hội, đặc biệt của các ngành Khảo cổ học, Dân tộc học, Ngôn ngữ học, Lịch sử kinh tế, Địa chất học,…của các Học giả Phương Tây, Trung Quốc và Việt Nam đã chứng minh Người Việt cổ từ hơn 10,000. năm trước đây đã có chữ viết kiểu Khoa đẩu (Khoa học Trung Quốc gọi là Chữ Vuông) khắc trên đá ở cao nguyên đá Sapa, Đồng Văn, trên đồ gốm, rìu đá và đồ đồng như Rìu đá Bắc Sơn, thân trống Lũng Cú và nhiều thạp, trống đồng thời kỳ Văn hóa Bắc Sơn, Gò Mun,… Đông Sơn. Năm 1925, Nhà Khảo cổ học M.Colani đã phát hiện ở hang Lèn đất, tỉnh Lạng Sơn rìu đá thời kỳ Văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn niên đại 10,000. năm Tr.CN có khắc chữ Việt cổ.

Chữ Việt cổ có trước khi người Hán có chữ chữ Giáp - Cốt đời Ân - Thương (năm 1392 - 1122 Tr.CN ) như chính các kết luận khoa học của Hội Lịch sử Khảo cổ Văn hóa Lạc Việt – Quảng Tây, Trung Quốc công bố năm 2011 – 2012 / Thế kỷ XXI. Quy luật tiến hóa Lịch sử Nhân loại cho thấy một dân tộc chỉ có thể có chữ viết khi đã hình thành tư duy triết học. Ban đầu sự hình thành triết học được tạo bởi nhu cầu phải nhận thức được xã hội, tự nhiên của một Tộc Người Nguyên thủy đã tiến hóa cao cần phân định sự vật, sự việc trong cuộc sống hàng ngày trên cơ sở đã hình thành nền Kinh tế  Trồng trọt, Chăn nuôi, Thủ công,…Cùng với sự xuất hiện của các loại Tiền cổ dùng trao đổi hàng hóa là sự hình thành Nhân sinh quan và Thế giới quan của Dân tộc Việt thể hiện qua các nghi thức cúng tế Trời – Đất – Nước. Các bằng chứng ấy đã được phát hiện tại các di chỉ cư trú và mộ táng ở Văn hóa Phùng Nguyên và Đồng Đậu cách đây gần 4,500 năm, xa hơn là các di tích để lại đến ngày nay ở vùng đất cổ của người Việt ở Quảng Đông, Phúc Kiến, Quảng Tây, Vân nam,… đến hồ Động Đình, phía tây tỉnh Quảng Tây và toàn bộ phía nam sông Dương Tử (Trung Quốc) cách đây khoảng 5,000 năm. Ở giai đoạn cuối thời kỳ Đá Mới và sơ kỳ thời đại Đồ Đồng hơn 6,000 năm đến 4,500 năm trước, tại di chỉ Văn Hóa Phùng Nguyên (xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) qua các hình thức mộ táng, nơi cư trú, công cụ sản xuất đã chứng tỏ có sự phân chia giai cấp để hình thành Nhà Nước của người Lạc Việt. Ba vấn đề Chữ viết – Triết học – Tôn giáo – Kinh tế là cơ sở logic sớm hình thành Văn hóa dân tộc Việt, Nhà nước Việt cổ đại - đây cũng là quy luật chung tiến hóa của các Nền Văn minh Nhân Loại.

Quá trình Hán hóa làm không ít các phong tục Việt bị lai tạp về hình thức bên ngoài. Sự Hán hóa lại được các triều đại Phong kiến Phương Bắc ra sức củng cố trong suốt hàng nghìn năm thống trị đã được ghi trong nhiều sách cổ Trung quốc  đến mức có không ít học giả Việt nam thời cổ cũng như một số học giả thời hiện đại tự giác tiếp thu, giải thích lịch sử Việt theo quan điểm Sovanh Đại Hán. Theo sưu tầm, nghiên cứu của nhiều công trình khoa học về Sử học, Khảo cổ thì trang phục của người Việt trước Công Nguyên là cắt tóc ngắn, mặc áo chẽn, xăm mình để dễ đi trong rừng và bơi lội dưới nước, thức ăn chủ yếu là gạo, các loại cây, hạt có bột, tôm cua cá, có trình độ cao về luyện kim và chiến trận với nỏ và thủy chiến. Ra trận chống giặc ngoại xâm, lương dùng trong quân Việt chủ yếu chỉ là bánh đa, nước gạo, chữa bệnh và bị thương thường dùng là cây thuốc Nam có sẵn ngay trong vườn nhà và có ở khắp nơi, nay gần như đã thất truyền. Duy nhất còn bảo tồn và lưu giữ qua hàng nghìn, vạn năm chiến tranh là Tôn giáo Đạo Thánh Mẫu Việt (Đạo Mẫu) có  giáo lý Triết học Gia đình và Đạo lý Gia Tiên với tục thờ cúng 03 bát hương lấy Gia đình  làm căn bản cho nền móng xã hội là vẫn còn nguyên giá trị cho sự tồn tại, phát triển của xã hội Việt đến tận ngày nay.

Đối với các Học giả Việt từ thế kỷ XI sau CN đến trước thập kỷ 50 thế kỷ XX vì sự độc quyền thống trị, độc quyền thông tin của Phương Bắc và Chủ nghĩa Thực dân cho nên nhận thức các Học giả Việt không có gì đáng chê trách. Không những thế, đa số họ bị trói chặt trong giáo lý chế độ Quân chủ Chuyên chế nên các Nhà Sử gia Việt Nam vẫn không tránh khỏi sự viết sai lệch sự thật lịch sử coi chính Dân tộc Việt là Man - Di. Quan điểm này còn được chính thống giáo dục trong suốt thời Bắc thuộc đến mức trở thành tư duy của gần hết các Vương triều Việt Nam độc lập sau này. Đó là kiểu giáo dục Nho giáo học thuộc lòng, bảo sao, nghe vậy, không có bất cứ sáng tạo nào với mục đích để đào tạo ra những lớp người ngu tín,…Sự áp đặt văn hóa lâu dài đến mức một bộ phận người Việt tự giác tiếp thu để viết trong ngay trong chính sử Việt như sau:” Đinh Sửu (138 sau CN) người Man ở huyện Tượng lâm quận Nhật Nam (ở địa giới nước Việt Thường xưa) là bộ Khu Liên,……”(Đại Việt Sử ký toàn thư – Ngoại kỷ, quyển III). Ngô Sỹ Liên cũng viết  trong Toàn thư, Ngoại kỷ, quyển V, trang 130, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà nội 1967 như sau:” Nhâm Tuất (722 – Đường Huyền tôn, Khai nguyên năm thứ 10) Tướng giặc là Mai Thúc Loan chiếm giữ châu, xưng Hắc đế, bên ngoài liên kết với người Lâm Ấp, Chân Lạp, số quân nói là 30 vạn người”. Sử gia Ngô Thì Sĩ thế kỷ XVIII đã phê phán sự nhận định sai lầm về cách viết của một số Nhà sử học trước ông như sau: “Đương lúc nội thuộc, Mai Hắc Đế ở Nam Đường khởi binh chiếm giữ châu, không chịu sự trói buộc của bọn quan lại bạo ngược, cũng là tay lỗi lạc trong bực thổ hào. Thành công thì có Lý Bôn, Triệu Quang Phục, không thành công thì có Phùng Hưng, Mai Thúc Loan. Họ đáng được biểu dương. Nhưng sử cũ lại chép là Tướng giặc, là sai lắm”.

Nguyên nhân xuyên tạc Văn minh Việt từ chính sách Hán hóa và một số nhận thức sai lệch về Sử học: Từ sau Cách mạng Dân chủ - Nhân Dân 1945 với tinh thần quật khởi của Dân tộc Việt Nam trải qua hai cuộc kháng chiến 30 năm giành độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Nước Việt Nam. Trên tất cả các bình diện Kinh tế - Xã hội, Văn học – Nghệ thuật đã có rất nhiều thay đổi với hệ thống thông tin ngày một nhiều, sâu rộng. Thông tin quốc tế ngày càng sâu rộng, nhất là từ sau Công cuộc Đổi Mới, Cải cách và Hội nhập năm 1986 do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng. Tuy nhiên ngay trong giới Khoa học Xã hội Việt Nam vẫn còn một số Học giả đã cố thủ duy trì tư duy Hán hóa rất cần phê phán nghiêm khắc, mặt khác cần xem lại sự truyền bá tư tưởng Hán hóa của họ như vậy có mục đích, động cơ gì? Đây là vấn đề lớn, phức tạp. Trước hết khi tra xét nguyên nhân, chúng ta cần dẫn chứng nguồn gốc người Hán – hay gọi đúng là Hoa Hạ theo chính  các tài liệu khoa học ngày nay của Trung Quốc với mục đích làm sáng tỏ nguồn gốc của sự thống trị, bá quyền Đại Hán.

Theo lịch sử Trung quốc, về nguồn gốc Dân tộc Hoa Hạ xuất hiện vào thời kỳ Đá Mới, cách ngày nay khoảng 30,000 năm đến 25,000 năm. Các sách sử của Trung Quốc được tìm thấy có niên đại cổ nhất là đời Nhà Thương khoảng năm 1,700 Tr.CN – 1,046 Tr.CN. Sử ký Tư Mã Thiên viết vào khoảng năm 100 Tr.CN và sách Trúc thư Kỷ Niên ghi rằng có một triều đại là Nhà Hạ có trước Nhà Thương. Theo cổ sử Trung quốc thì Nhà Hạ tồn tại vào khoảng năm 2,205–1,767 Tr.CN, cách ngày nay là 4,221 năm đến 3,783 năm.  Năm 207 Tr.CN, sau khi diệt Nhà Tần dẫn quân vào Quan Trung, Lưu Quý Bái Công xưng Hán Vương, lập nên Nhà Hán vào năm 207 Tr.CN. Đến khi diệt được Tây Sở Bá Vương Hạng Tịch (Vũ) thì Hán Vương lên ngôi Hán Cao Tổ Hoàng đế năm 202 Tr.CN. Nhà Hán trải qua nhiều biến cố, loạn lạc, từ Tây Hán, Đông Hán, Thục Hán, Nam Hán,…hơn 600 năm là một Vương Triều kéo dài nhất trong lịch sử Trung Hoa nên từ đó người Hoa Hạ - Trung Nguyên tự xưng là Người Hán.

Hoa Hạ (chữ Hán: ) là tên thường dùng để chỉ Trung Hoa, hoặc nền văn minh Trung Hoa. Chữ Hoa Hạ có nhiều thuyết cho rằng được viết đầu tiên trong sách Tả Truyện. Tuy vậy ngay nguồn gốc sách Tả truyện cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Sách Tả truyện 左 傳, còn gọi là Tả thị Xuân Thu là sách cổ nhất của Trung Quốc viết về lịch sử từ năm 722 Tr.CN đến năm 468 Tr.CN.Tác giả được cho là Tả Khâu Minh. Sách Xuân Thu, có nhiều Học giả nổi tiếng như Dương Bá Tuấn 楊 伯 峻 cho rằng Tả Truyện được viết vào thời Chiến Quốc vào năm 389 Tr.CN. Từ cổ đại cho đến ngày nay, có nhiều Học giả cho rằng tác giả Tả thị Xuân Thu, tên gọi đầy đủ của Tả truyện lại không phải là Tả Khâu Minh. Tả Truyện có thể không phải tên tác giả mà là tên của một địa danh. Tả Thị là địa danh quê của Ngô Khởi, người nước Vệ, là học trò của Tăng Tử, sau là Danh tướng của Ngụy Văn Hầu theo như Thiên Liệt truyện Tôn Tử, Ngô Khởi viết trong Sử Ký Tư Mã Thiên.” Bởi vậy sự giải thích danh từ Hoa Hạ được dùng còn nhiều tranh luận về nguồn gốc, vậy Văn minh Trung Hoa bản thân chưa thật rõ về nguồn gốc sao có thể xác định rõ nguồn gốc Dân tộc ngoài Trung Hoa?

Giải về nghĩa, chữ Hạ đồng nghĩa với Nhà Hạ một Vương triều cổ đại, chữ Hạ còn nghĩa là to lớn. Chữ Hoa được dùng để nói về một dân tộc cổ Trung Nguyên mặc đẹp. Nghĩa khác của chữ Hạ là tên sông Hạ Thuỷ, sau khi lập Nhà Tây Hán còn gọi là Hán Thuỷ. Chữ Hoa còn là tên gọi của núi Hoa Sơn. Truyền thuyết rằng 4,000 năm Tr.CN, ở Hoàng Thổ Cao Nguyên và Hành Lang Hà Tây là nơi cư trú tộc Hạ, vùng phía nam Tấn Quan Trung là nơi cư trú tộc Hoa. Ở lưu vực sông Hán và nam sông Hoài là Tộc Xi Vưu. Năm 2,700 Tr.CN, Hạ tộc là Hoàng Đế đánh thắng Viêm Đế, thủ lĩnh tộc Hoa, hợp thành Hoa Hạ. Sau tộc Hoa Hạ diệt tộc Xi Vưu, chiếm toàn bộ vùng Trung Nguyên. Tộc Hoa Hạ còn đồng hóa các Bộ tộc khác như Tạng Miến, Thổ Hỏa La, Đông Di, Thông Cổ Tư, Tây Giới, Chúc Dung Thị, hậu duệ Xi Vưu, Hung Nô, Tiên Bi,… Từ thời nhà Chu, các bộ tộc hợp nhất Hoa Hạ mở rộng lãnh thổ từ Hoàng Hà đến phía Bắc sông Dương Tử (Trường Giang). Hiện nay, tại Trung Quốc vẫn tự gọi là nước Trung Hoa, cả Đại lục và đảo Đài Loan đều dùng tên quốc gia là Cộng hoà Nhân Dân Trung HoaTrung Hoa Dân quốc. Lịch Trung Quốc được gọi là Hạ Lịch. Danh từ Hoa còn được các nước khác dùng như Người Hoa, Sao Hoa Nữ, Hoa Kiều.

Ngay từ thời cổ đại, sau khi chiến thắng Xuy Viu, một phần tầng lớp Thượng lưu của tộc người Hoa Hạ đã tự cho họ là một Dân tộc Thượng đẳng, Những người Thượng lưu Hoa Hạ (sau này gọi là Hán) miệt thị các dân tộc không phải Hoa Hạ đều là những loại người man rợ không có quần áo, không có văn hóa, chữ viết, pháp luật, quan hệ quần hôn theo Mẫu hệ - như các bầy muông thú. Tộc Hoa Hạ dùng danh từ miệt thị để gọi các tộc người ngoài Hoa Hạ như tộc phía Bắc sông Hoàng Hà là Địch, Rợ, các tộc ở phía Đông gọi là Di, các tộc phía Tây gọi là Nhung. Ở Nam sông Dương tử (Trường giang) gọi là Man. Như vậy ngoài tộc Hoa Hạ, cách gọi miệt thị để chỉ tên các dân tộc khác là Man Rợ, Man Di, Man Địch. Vì thế, ngay từ thời cổ đại, giới Thượng Lưu Hoa Hạ viết trong các sách Trung Hoa đều dùng danh từ miệt thị để phân biệt các dân tộc ngoài Trung Hoa như sau:

Các tộc người phía Bắc được gọi là Bắc (Rợ )Địch (北 狄) như Rợ Hung nôRợ Kim, Rợ Khiết Đan, Rợ Đột QuyếtRợ Hồ (ở phía Tây Bắc). Người Hoa Hạ cho rằng Người Rợ là hung dữ, giả dối, là Ngụy (Tên nước thời Xuân Thu ở Bắc sông Hoàng Hà) theo cách trá ngụy, ngụy quân, ngụy quyền, ngụy tạo.

Các dân tộc phía Đông được gọi là Đông Di ( ) có Triều TiênNhật Bản – Thời cổ người Nhật thấp lùn nên còn gọi là Oa Di, hay Uy Di. Chữ "oa"倭 hay "nụy" nghĩa là lùn thấp. Quan niệm của người Hoa Hạ là Người Đông Di là loại người hèn yếu.

Các dân tộc phía tây gọi là Rợ Tây Nhung (西 戎) gồm có Tây Hạ,Thổ Phồn. Các tộc người này ở vùng Thanh Hải, Trung Quốc. Người Rợ Nhung được cho là loại người không có ý chí.

Các dân tộc phía Nam được gọi là Man hay Nam Man (南 蛮). Đây là cách gọi chung cho nhiều dân tộc sống trên các quốc gia cổ đại ở phía Nam sông Dương Tử (Trường Giang) được gọi là Bách Việt có những tên gọi khác nhau như: Lạc Việt (雒 越), Âu Việt (甌 越), hay còn gọi là Tây Âu – (西 甌),Câu Ngô (句 吳), Ư Việt (於越), Dương Việt (揚 越), Cán Việt (干 越), Sơn Việt (山 越), Dạ Lang (夜 郎), Điền Việt(滇 越 / 盔 越), Mân ViệtSơn Việt, , … Người Hoa Hạ coi những tộc người Việt ở phía Nam có khí hậu ấm, nóng ẩm, quần  áo trang phục đơn giản là những người man rợ, không có văn hóa, lễ nghĩa, ngu dốt, dã man, không phân biệt vợ chồng, sống theo kiểu quần hôn của chế độ Mẫu hệ.

Thực tiễn các sự kiện của lịch sử Đông Á cho thấy mặc dù bị khinh miệt, các Dân tộc ngoài Trung Nguyên (Hoa Hạ) thường xuyên tiến công, đánh phá và chiến thắng dân tộc Hoa Hạ (Hán) như Nguyên – Mông lập nên Nhà Nguyên, Kim lập nên Nhà Thanh ở Trung Hoa. Phía Nam là người Việt – Rợ Man Di, Nam Man thường xuyên nổi dậy đánh thắng các cuộc xâm lược tổng lực của Trung Hoa. Đặc biệt Dân tộc Lạc Việt là Dân tộc duy nhất ở vùng Đông Á không bị Hán hóa. Ngược lại tất cả người Hán (Hoa Hạ) là giới Thượng lưu Sỹ Phu đến người dân thường tộc Hán khi xâm nhập, cư trú trên Đất Việt đều bị Việt hóa, coi Việt Nam là tổ quốc, quê hương của họ. Trong lịch sử chống ngoại xâm của Dân tộc Việt đã có không ít các tướng sỹ là người Hán ra trận trong những Đội Quân Việt và họ đã hy sinh vì Độc lập – Tự do, toàn vẹn lãnh thổ Quốc gia Việt, những người Hán đã sống hòa nhập xã hội Việt đoàn kết, lao động chung tay cùng Người Việt xây dựng Kinh tế - Xã hội Việt Nam.

Những quan điểm kỳ thị các dân tộc ngoài Trung Hoa của giới Thượng lưu, Quý tộc Hán đã ảnh hưởng không nhỏ đến các học giả ở châu Âu, châu Á tiếp thu chủ nghĩa Sovanh Đại Hán đều viết trong các sách thời cổ đến tài liệu khoa học hiện đại một nhận định chung về Dân tộc Việt vốn là Người Man di, Mọi rợ,… với cách mô tả thời cổ Người Việt là Dạ Lang, cởi truồng, không quần áo, không chữ viết, không văn hóa, không biết cày ruộng, không phong tục hôn nhân,... Sự tồn tại nhận thức này ở phần lớn Thế giới lại được củng cố bằng những bức ảnh của Thực dân Pháp về cảnh sống Người Việt Nam thế kỷ 19 đến những năm 1940 thế kỷ 20 khi người Việt đã bị vây hãm đói khổ, ngu tối của Hán hóa hơn 2,000 năm lại thêm sự bóc lột, bần cùng khai thác thuộc địa của Chủ nghĩa Thực dân cũ gần 100 năm cho thấy một Dân tộc Việt đói rách, xấu xí, có khuôn mặt gồ ghề môi thâm, thân hình còi cọc, hình dáng thô bỉ. Cách mạng tháng 8/1945 đã đưa Dân tộc Việt Nam vượt qua một thời lịch sử gian nan hơn 72 năm đang dần trả lại cho Người Việt – nhất là Thanh niên Việt, trong đó Phụ nữ trẻ Việt Nam đã có thân hình cao lớn, cân đối, nước da sáng, mịn màng – Một trăm năm sau Người Việt sẽ là một trong những chủng tộc đẹp của Nhân Loại.

Sách Hậu Hán thư ghi: “Phàm đất thuộc bộ Giao Chỉ, tuy đã đặt quận, huyện, nhập vào lãnh thổ Trung Quốc, nhưng ngôn ngữ vẫn khác nhau, phải có thông ngôn mới hiểu. Người như cầm thú, không phân biệt. Trưởng ấu búi tóc ở gáy, đi chân không, lấy vải quấn qua đầu làm áo. Sau đó những người tội phạm Trung Quốc đến ở lẫn với họ, mới biết ngôn ngữ dần dần thấy hóa theo lễ. Đến thời Quang Vũ Trung hưng (Hán Quang Vũ – Nhà Đông Hán), Tích Quang làm thái thú Giao Chỉ, Nhâm Diên làm Thái thú Cửu Chân, bấy giờ mới dạy cho dân biết cày cấy, biết đội mũ đi giày, đặt mối lái, dân mới biết hôn nhân, dựng học hiệu dạy lễ nghĩa …”. Các bộ chính sử Việt Nam như Đại Việt Sử ký của Lê văn Hưu được nhắc lại trong Đại Việt Sử ký Toàn thư của Ngô Sỹ Liên cũng chép, viết theo sách nô dịch của Trung Hoa:” Bấy giờ là thời Hán Quang Vũ năm Kiến Vũ thứ 5 là năm Kỷ Sửu (năm 29 sau CN). Tích Quang là người quận Hán Trung, khi ở Giao chỉ lấy lễ nghĩa dậy dân. Sau nhà Hán lại lấy Nhâm Diên làm Thái thú Cửu chân. Diên là người Uyển huyện. Tục người Cửu chân chỉ làm nghề đánh cá đi săn, không biết cầy cấy. Diên mới dậy dân khai khẩn ruộng đất, hàng năm cày trồng, trăm họ no đủ”.

Sự tàn bạo của các triều đại thống trị Trung Hoa không chỉ với các dân tộc ngoài Trung Hoa mà còn được áp dụng ngay chính với Người Hoa Hạ (Hán) là Dân Trung Hoa. Sự tàn bạo, hãi hùng còn lưu truyền đến tận ngày nay đã được nhắc đến trong Bài diễn thuyết của Trung tướng Lưu Á Châu tại căn cứ quân sự Côn Minh ngày 10/5/2010 như sau:“Văn hóa Trung Quốc giáo dục ra người Trung Quốc. Đầu tiên, xem nhẹ tính mạng của bản thân thì mới coi người khác và tính mạng của họ như trò đùa. Tự thân không có quyền lực để quý trọng sinh mạng của mình, cũng không cho phép người khác có. Lỗ Tấn từng phê phán tâm thái bàng quan cũng được "luyện" thành từ đó. Người Trung Quốc thấy người khác bị giết, không ai không hào hứng kích động. Giai cấp thống trị cũng cố tình đưa người ra giữa đám đông để hành hình. Giai cấp bị trị thì hưởng thụ cảm giác "hưng phấn" của nhà thống trị trong đám đông. Đặc biệt là khi phạm nhân bị xử tử bằng lăng trì, người xem đông "như rừng như biển" suốt 3 ngày 3 đêm. Ngay cả quán sá cũng mang ra đó mở hàng, đao phủ tay còn nhuốm máu vẫn cầm bánh bao rao bán. Ngày nay không còn lăng trì nữa, nhưng thói quen "xét xử giữa công chúng" vẫn còn. Ngày xưa người dân đi xem xử tử Đàm Tự Đồng và nhóm Lục Quân tử (sự kiện Mậu Tuất biến pháp 1898) như trẩy hội thì làm sao trận Giáp Ngọ (1894) không thất bại?”

Chính Nhà Triết học – Văn hóa vĩ đại Trung Hoa là Khổng Tử còn gọi là  Khổng Phu Tử ( - sinh ngày 27 tháng 8 âm lịch, năm 551 Tr.CN – mất năm 479 Tr.CN), đã viết trong Thiên Trung Dung :Độ lượng bao dung, ôn hòa, giáo hóa, không báo thù kẻ vô đạo, đó là sức mạnh của Phương Nam, người Quân tử ở đấy. Mặc giáp, cưỡi ngựa, xông pha giáo mác, đến chết không chán, đó là sức mạnh của Phương Bắc, kẻ Cường bạo ở đấy”.

Từ sau cuộc Nam chinh xâm lược Bách Việt của 50 vạn quân Tần năm 218 Tr.CN dưới thời Tần Thủy Hoàng, đến nay đã hơn 2,200 năm,  các triều đại Trung Hoa luôn thực hiện chính sách Hán hóa đàn áp khốc liệt cả về thể xác và tinh thần đối với với Dân tộc Việt đã làm suy tàn nền Văn minh Việt. Đã có nhiều thời kỳ trong đêm dài lịch sử bị thống trị, trên các vùng đất Việt điêu tàn, dân Việt chỉ còn lại người già, phụ nữ, trẻ em. Thanh niên trai tráng, phụ nữ trẻ đẹp, người thầy, người thợ tài giỏi, … hàng năm bị bắt cống nộp sang trung Hoa.

Học giả có tư tưởng bán nước, nô lệ Phương Bắc thời cổ tiêu biểu là Lê Tắc khi soạn An Nam chí lược (khoảng đầu thế kỷ XIV). Khi Nhà Nguyên cho quân xâm lược Đại Việt, Lê Tắc đã cùng với Trần Ích Tắc đầu hàng Thoát Hoan rồi trốn sang Trung Quốc. Trần Ích Tắc được phong An Nam Quốc vương, còn Lê Tắc được phong Thị Lang. Nhà Văn học sử Trần Thanh Mại đã viết bài“Một nhà viết sử bán nước, một quyển sử nhục nhã”  đăng Tạp chí Tao Đàn số 3, ngày 01-4-1939. Sau này trong bài viết bình luận của mình, Nhà Chí sỹ Huỳnh Thúc Kháng cũng có nhận xét như Trần Thanh Mại. Năm 1961, khi Viện Đại Học Huế xuẩt bản An Nam chí lược, Linh Mục Cao Văn Luận nhận định: “Lê Tắc quên mình là người Việt, dựa vào lập trường và quan điểm của người Nguyên để soạn tập. Chẳng hạn như những lời nịnh nọt a dua của soạn giả, những đoạn văn kiêu ngạo, tự tôn tự đại trình bày trong các chiếu chỉ của nhà Nguyên và trong các bài tựa các danh nhân hồi ấy, đều khiến chúng ta vô cùng uất ức và đau đớn”. -  Trích dẫn An Nam Chí lược, trang 8. Sự lý giải chủ quan thiếu cơ sở khoa học cũng là một nguyên nhân như “Văn Lang có thể lý giải theo cách là Dạ Lang”, … từ sự ghi chép không rõ từ nguyên nhân nào của sách Lâm Ấp Ký đặt Văn Lang ở phía nam huyện Chu Ngô, quận Nhật Nam là một (Bộ tộc) rợ người dã man gọi là Văn Lang Dã nhân, không biết làm nhà, chỉ làm tổ trên cây, ăn thịt cá sống, bán các hương liệu,… Đến ngay Học giả nổi tiếng thời hiện đại như Đào Duy Anh cũng chép lại như vậy ngay trong mục Nước Văn Lang của sách Lịch sử Cổ đại Việt Nam. Tuy nhiên, Sau khi phân tích, lý giải của Đào Duy Anh cũng không tin vào chính ý kiến của ông. Đào Duy Anh lại viện dẫn phân tích của Học giả H.Maspero là hợp lý do các sử gia Việt Nam đã chọn tên từ các truyền thuyết rồi theo ý riêng để ghép vào làm cho các tộc người Việt có tên khác nhau. Kết cục, chính Đào Duy Anh cũng không xác định Việt Thường, Văn Lang, Dạ Lang là như thế nào.

Thời nay, bất chấp sự thật đã có hàng triệu thông tin khoa học khách quan về sử học, khảo cổ học và nhiều khoa học khác về Văn minh Lạc Việt, vẫn còn không ít Học giả Việt tuyên truyền, cổ vũ một cách hăng hái cho tư tưởng Hán hóa nô dịch ở ngay tại các diễn đàn ở Việt Nam. Phải kể đến tiêu biểu cho kiến thức tư duy Hán hóa là Gs Đặng vũ Khiêu chuyên viết câu đối bằng chữ Quốc ngữ phiên âm Hán Việt nhưng không lại hiểu nghĩa chữ, gây nên nhiều sự đàm tếu, bất bình và bị giới Trí thức chân chính viết bài phân tích, phê phán gay gắt hàng chục năm qua - Đã tuyên bố tại hội nghị Ban chấp hành Hội đồng dòng họ Vũ – Võ Việt Nam ngày 22/12/2012:” Đầu Công nguyên dân tộc ta làm gì có họ,…”. Để xác quyết Thủy tổ họ Vũ – Võ Việt Nam là Kinh lược sứ Vũ Hồn người gốc Hán, cũng như để biểu dương Văn hóa Hán, Gs Đặng vũ Khiêu thường mặc y phục Mãn Thanh một cách trang trọng vào bất kỳ Lễ Hội nào. Ngay ở Hội giải bóng đá trẻ họ Vũ – Võ Việt Nam ngày 01/9/2014, , Gs Đặng vũ Khiêu trịnh trọng trong trang phục Hán tuyên bố:” Họ Vũ – Võ Việt Nam chúng ta có vinh hạnh có Bà Tổ Mẫu Võ Tắc Thiên,.. Cụ Vũ Hồn là cháu đích,…”. Các tuyên bố như vậy được ghi âm, video sao ra hàng nghìn bản tuyên truyền trong họ Vũ – Võ cả nước Việt Nam. Gs Ts Vũ Minh Giang cùng nhận thức, tư duy lịch sử đồng điệu với Gs Đặng vũ Khiêu. Vị Gs Ts Sử học Vũ Minh Giang cũng không biết Hán Văn, nhưng để tỏ ra uyên bác vẫn thường dẫn giải Sử học bằng “Hán học” tận tụy truyền bá kiến thức khởi nguồn Văn hóa Việt là được Hán giáo hóa rất đáng để chúng ta suy ngẫm.

Vị Gs Ts Sử học Vũ Minh Giang với 09 chức danh đáng kính trong Ngành Khoa học Xã Hội đã viết, phát biểu nhiều lần thể hiện sự sùng bái Văn hóa Hán. Quan điểm của Gs Ts Vũ Minh Giang thể hiện rõ trong bài: “ Cần hết sức thận trọng khi sử dụng truyền thuyết dân gian như một nguồn sử liệu” in trong sách THÔNG TIN DÒNG HỌ của Hội đồng Vũ – Võ Việt Nam số 30/ Quý II – 2012 như sau: “ Không có gì phải nghi ngờ, hệ thống tên, họ mà người Việt đang sử dụng rộng rãi hiện nay, là sự mô phỏng hệ thống tên họ của người Hán, …Phải đến đầu thế kỷ thứ 3, khi Sĩ Nhiếp sang làm Thứ sử Giao châu, những ảnh hưởng văn hoá Hán tới người Việt, trong đó có hệ thống văn tự, phong tục tập quán và quan hệ xã hội, mới bắt đầu trở nên sâu rộng. Rất có thể hệ thống tên họ kiểu Hán lúc này mới trở nên phổ biến,… Trong các cổ thư Trung Quốc biên soạn sau thời kỳ này (Công nguyên) đến một vài thế kỷ như Hậu Hán thư (TK 5), Thuỷ kinh chú (TK 6) cũng chưa thấy xuất hiện một người Việt nào có tên họ đầy đủ như vậy. Ngay cả những nhân vật nổi tiếng như hai vợ chồng Bà Trưng các sách này cũng chỉ chép tên, chứ không có họ,… Hệ thống tên họ hoàn chỉnh nêu trên không chỉ là sự ảnh hưởng về văn hoá mà còn là sự phản ánh sự hiện hữu của chế độ phụ hệ gia trưởng, theo đó tất cả các người con đều phải theo họ cha. Điều này khó có thể đã xuất hiện ở thời hai Bà Trưng, khi mà nhiều tài liệu cho thấy chế độ mẫu hệ còn đang có ảnh hưởng rất mạnh”- Trích nguyên văn bài viết của Gs Ts Sử học Vũ Minh Giang.

Một trong nhiều lập luận suy diễn rất kỳ quái của Gs Ts Sử học Vũ Minh Giang cùng không ít học giả Việt và Quốc tế cho rằng:”Vì chế độ Mẫu hệ, người phụ nữ làm chủ nên mới có khởi nghĩa Hai Bà Trưng và Bà Triệu”. Kiến thức khoa học xã hội như vậy mà suy luận thì chế độ Mẫu hệ Việt tồn tại đến tận Thế kỷ XX vì có cuộc Đồng khởi Bến tre của Nữ Tướng Nguyễn thị Định (Bà sinh ngày15 tháng 3 năm 1920 –  mất ngày 26 tháng 8 năm 1992, còn gọi là Ba Định, bí danh Bích VânBa TấnBa Nhất và Ba Hận - Bà là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tháng Tám năm 1945, bà tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở Bến Tre. Đầu năm 1960, Bà một trong những người lãnh đạo Đồng khởi Bến Tre và là người chỉ đạo trực tiếp cuộc Đồng khởi đợt I  ngày 17/1/1960 ở  Định ThủyBình Khánh và Phước Hiệp (thuộc huyện Mỏ Cày Nam hiện nay) thắng lợi, mở đầu cho phong trào Đồng khởi trong tỉnh và toàn miền Nam sau này). Nếu theo lý luận ấu trĩ này hẳn Việt Nam sang thế kỷ XXI vẫn là Mẫu hệ nên phụ nữ Việt thường vô địch trong các Thế vận hội Khu vực (!).

Thế nào là Chế độ Mẫu hệ? Nhận thức đơn giản là Người Phụ Nữ là Chủ thể sống trong một Bộ Tộc còn theo bầy đàn, tạp giao, Con theo họ Mẹ, không biết Bố là ai. Thời Mẫu hệ Nguyên thủy tương đương với giai đoạn Tiền Kỳ Đá Cũ, không có chữ viết, đương nhiên là không có họ khi con người sống theo kiểu bầy, đàn như các quần thể Khỉ Tinh Tinh vẫn thường chiếu về thế giới động vật trên các kênh truyền hình khoa học như Discovery, National Geografic,… Tàn dư chế độ Mẫu hệ ngày nay của một số dân tộc trên Thế giới cũng như vài dân tộc hiện nay ở Tây Nguyên, ở Trung bộ Việt Nam vẫn còn Chế độ Mẫu hệ. Tuy nhiên cơ cấu Mẫu hệ thời nay ở đây chỉ là một Hình thức tàn dư con mang Họ Mẹ - có tính phong tục. Về cơ cấu gia đình, xã hội của các Dân tộc này cũng gần với Người Kinh hiện đại. Mẫu hệ đương đại rất khác với chế độ gọi là Mẫu hệ Nguyên thủy như Gs Ts Vũ Minh Giang đã viết về thời đại Hai Bà Trưng đầu Công nguyên.Theo nhận định “Kỳ quái” này của Gs Ts Vũ Minh Giang thì sự tiến hóa của Dân tộc Việt cực kỳ chậm, hoang dại đi sau hàng chục nghìn năm phát triển của toàn Nhân Loại. Như vậy đến Công nguyên, toàn thể Nhân Loại đã tiến hóa từ Chế độ Phong kiến Phân quyền đến Chế độ Phong kiến Tập quyền, văn minh xã hội thời kỳ này đã gần hoàn chỉnh thì Dân tộc Việt vẫn chỉ phát triển đến Chế độ Mẫu Hệ tương đương với thời Tiền kỳ Đá Cũ hoặc tiến bộ lắm là Trung kỳ Đá Cũ cách Công Nguyên khoảng 50,000 năm đến 30,000 năm. Trong khi đã có hàng chục nghìn các chứng cứ về Văn minh Lạc Việt là một trong những Nền Văn minh phát triển sớm, rực rỡ của Nhân Loại. Qua nhận định này của Gs Ts Vũ Minh Giang đã làm chúng ta cực hoang mang với kiến thức, học hàm Giáo sư, Tiến sỹ Sử học có được từ đâu của ông Vũ Minh Giang (!).

Trước mọi sự phê phán, phản biện lý luận khoa học rất xác đáng, Gs Ts Sử học Vũ Minh Giang vẫn cố thủ trong tư tưởng Đại Hán. Để sự tuyên ngôn xác quyết hơn nữa về nhận thức cho dân Việt, Gs Ts Vũ Minh Giang viết thêm bài:” Đôi điều cần làm sáng tỏ thêm về họ Vũ – Võ Việt Nam” in trong Thông tin dòng họ Vũ – Võ Việt Nam số 40 (Quý 4/2014) và 41 (Quý 1/2015) để phân tích sâu về việc: “ Có hay không họ Vũ từ thời Hùng Vương?”. Lần này để “ Việt hóa” Thủy tổ họ Vũ – Võ Việt Nam trước dư luận sôi sục phản đối sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào thềm lục địa Việt Nam, Gs Ts Vũ Minh Giang đã viết tán dương Nhà Đường đến mức bịa đặt:” Thay vì chính sách đàn áp khốc liệt, đồng hóa ráo riết dưới thời Nhà Hán đối với cư dân các vùng người Hán chiếm được,… phía nam là Giao châu,… triều Đường thực thi chính sách kimi tương đối lỏng lẻo với vùng đất An Nam” - Trích nguyên văn bài viết của tác giả Vũ Minh Giang. Để chứng minh họ của Người Việt do Hán giáo hóa mà có, Gs Ts Vũ Minh Giang dẫn tên của Kim Nhật Thành bằng chữ Triều Tiên rồi đổi sang chữ Hán để quy chụp rằng:” Đây chỉ là ký âm của ba chữ Hán”. Nếu cứ theo kiểu “Chứng minh Khoa học” này, chúng ta đều có thể viết tiếng Việt rồi dịch sang tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, tiếng Ả Rập mà xác quyết rằng mấy chữ Việt ấy có nguồn gốc từ Châu Âu hoặc Trung Đông. Gs Ts Vũ Minh Giang còn định ra rằng:” Từ quy luật này cũng có thể giải thích hàng loạt hiện tượng tương tự trên thế giới,…”. Như vậy, kiến thức “vu vơ khoa học” đã trở thành quy luật kiến thức của Gs Ts Sử học Vũ Minh Giang.

Về Cụ Vũ Hồn, chính sử của Việt Nam và Trung Hoa đều có ghi. Dẫn chính sử Việt là sách Đại Việt Sử ký toàn thư – Ngoại kỷ, quyển 5, kỷ thuộc Nhà Đường có ghi rõ: “Tân Dậu ( năm 841 sau Công nguyên) Đường Vũ Tôn Viêm, Hội xương năm thứ 1. Nhà Đường xuống chiếu lấy Vũ Hồn làm Kinh lược sứ thay Hàn Ước - Xem Tân Đường thư, quyển 8, Bản kỷ, Hàn Ước truyện – Việt sử lược.Quý Hợi (năm 843 sau Công nguyên), Hội xương năm thứ 3. Kinh lược sứ là Vũ Hồn bắt tướng sỹ sửa đắp phủ thành, tướng sỹ làm loạn, đốt lầu của thành, cướp kho phủ. Vũ Hồn chạy sang Quảng Châu. Giám quan là Đoàn Sĩ Tắc dụ yên được bọn làm loạn”Sách Tân Đường thư quyển 8, Bản kỷ 8, Năm Hội Xương thứ 3, Tư Trị Thông giám của Tư Mã Quang cũng ghi như vậy. Như vậy, Cụ Vũ Hồn là một Nhân vật lịch sử, được Nhà Đường giao làm Kinh Lược sứ là Chức Quan chuyên về đánh dẹp khởi nghĩa ở Giao Châu (Việt Nam) từ năm 841 sau CN đến 843 sau CN. Chúng ta không có gì trách cứ Cụ Vũ Hồn cũng như nhiều quan lại, tướng lĩnh Phương Bắc phải thực hiện Vương mệnh của các Vương Triều Trung Hoa. Có chăng đó là sự căm thù của người Việt đối với những quan, tướng Trung Hoa đã thực hiện sự chiếm đóng bằng cách đàn áp tàn khốc Người Việt như sự thật lịch sử được ghi trong Bình Ngô Đại cáo của Đại Văn hào Nguyễn Trãi:

“ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn 
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ 
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế 
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm 
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời. 
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi”

Xét về lozic thời cuộc, thì Cụ Vũ Hồn bị quân dân Việt đánh phải chạy về Quảng Châu thì đương nhiên Cụ Vũ Hồn không thể định cư ở Việt Nam, nhất là lại sau khi đã từ quan, thân cô, thế cô không còn quyền hành gì càng dễ bị trả thù thì sao định cư được ở Giao Châu (Giao chỉ thời này là khu vực một phần từ nam Quảng Tây đến Bắc bộ Việt Nam đến châu Hoan – tỉnh Nghệ An ngày nay) để mà lập làng Khả Mộ (Mộ Trạch, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương ngày nay). Cũng không rõ từ tài liệu lịch sử nào, Gs Ts Vũ Minh Giang nhất định rằng:” Vì lịch sử lập làng và gốc tích họ Vũ ở đó ghi chép rất rõ ràng: Vũ Hồn là người khai cơ lập địa trang Khả Mộ, vào khoảng thập niên thứ 2 của thế kỷ IX, đến đời Trần (1225 – 1400) mới đổi là Mộ Trạch” –Trích nguyên văn bài viết của ông Vũ Minh Giang, được biết đây là một tài liệu mới. Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học của nhiều tác giả từ năm 2003 trở lại đây đăng trên các báo, tạp chí đã phân tích, đối chiếu các tư liệu lịch sử đều tỏ ý nghi ngờ về hiện tượng Vũ Hồn định cư và lập làng Khả Mộ (Mộ Trạch) với nhiều phân tích rất xác đáng của hàng chục Nhà nghiên cứu, tiêu biểu là các bài viết của Học giả Hán - Nôm Vũ Thế Khôi, một trong những Nhà nghiên cứu uy tín về gia phả, tộc phả  nguyên là Phó Chủ Tịch Hội đồng dòng họ Vũ – Võ Việt Nam.Từ xưa đến nay ngay tại làng Mộ Trạch, xã Xuân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương có tới một nửa làng Họ Vũ không công nhận, thờ cúng Cụ Vũ Hồn là Cụ Tổ.

Đối chiếu với lịch sử địa lý, xứ Hải Dương vào năm 843 sau CN, cách đây 1169 năm ghi trong An Nam chí lược quyển 1 – Quận, Ấp của Lê Tắc đời Trần nước ta có 15 lộ, thì Hồng lộ là Hải Dương có tên vào năm 1469 sau CN đời Lê Thánh Tông (Xem Chính sử - Cương mục,sách đã dẫn). Về tên gọi Hải Dương, Phạm Đình Hổ (1768 sau CN – 1839 sau CN) quê làng Đan Loan, huyện Dường An, phủ Bình Giang trấn Hải Dương ( Tỉnh Hải Dương bây giờ)  là một Danh Nho viết trong thiên “Xứ Hải Dương” trong Vũ Trunng Tùy bút: ” Xứ Hải Dương đời cổ là Hồng Lộ và Sách Giang lộ. Thuộc Minh mới đặt ra bốn phủ: Thương Hồng, Hạ Hồng, Kinh Môn, Nam sách,….Đời Trần, đời Lý gọi là Uy Lộ. Thế thì xứ Hải Dương ta khi xưa chỉ là hai lộ với một phủ. Phủ Kinh Môn là những nơi đất liền với bể Đông,…Cổ nhân cho rằng phía Nam có núi, phía Bắc có sông bể thì gọi là Dương. Sách Cổ chí mới biết địa thế nước ta,…đời xưa cửa bể còn ở cuối sông Hoàng Giang “ Như vậy chỉ mới nửa cuối thế kỷ 18 địa giới Hải Dương vẫn có chỗ liền với biển.

Dư địa chí của Nguyễn Trãi viết thời Lê Sơ (Lê Thái Tổ) có ghi vùng Bình Giang, Hải Dương nước ngập. Cần tra cứu để xác nhận vị trí đất Mộ trạch trong các bản đồ cổ nước ta, đời vua Lê Thánh Tông (1460 sau CN – 1497 sau CN) có sai các quan vẽ địa đồ cả nước: “ Thánh Tông bèn sai quan ở các đạo xem xét ở hạt mình có những núi sông gì,hiểm trở thế nào phải vẽ địa đồ ra cho rõ ràng và chỗ nào có những sự tích gì phải ghi chép tường tận, rồi gửi về Bộ Hộ để làm quyển địa dư nước ta” – Đây là Hồng Đức bản đồ còn lại đến ngày nay. Tại các triển lãm “Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam” đều có trưng bày bản đồ Việt Nam thời Hồng Đức.

Về chính sách Kimi Nhà Đường, đây là sự bóp méo lịch sử của Gs Ts Sử học Vũ Minh Giang bằng cách “cắt dán” chính sách cai trị lỏng lẻo Kimi của vua Nam Hán năm 923 sau CN, nghĩa là cách 16 năm sau khi vua cuối cùng của Nhà Đường bị diệt năm 907 sau CN, đưa Kimi ngược thời gian lịch sử vào Nhà Đường để biện hộ cho Nhà Đường (triều đại Nhà Đường kéo dài 289 năm, từ năm 618 sau CN đến năm 907 sau CN thì bị diệt).

Chính sử Việt và Trung Hoa ghi” Tướng là Lý tiến thay giữ Giao Châu bị tướng của Khúc Hạo là Dương Đình Nghệ người Ái Châu (Thanh Hóa) đánh cho thua phải chạy. Vua Nam Hán phải trao cho Dương Đình Nghệ chức vị. Vua Nam Hán bảo tả hữu:” Dân Giao Chỉ hay làm loạn, chỉ nên ràng buộc (kimi) mà thôi” – Xem Tống Đại sử quyển 487/488, Tư Trị Thông giám, Giao chỉ truyện, Đại Việt Sử ký toàn thư, Cương mục – sách đã dẫn. Đây là sự kiện duy nhất trong hơn một nghìn năm thống trị của các Triều đại phương Bắc sử dụng chính sách Kimi với Việt Nam. Tất cả Trí thức Việt Nam chân chính không thể không bất bình vì sự xuyên tạc lịch sử này của Gs Ts Vũ Minh Giang. Thứ nhất, trong các triều đại Phong kiến phương Bắc cai trị nước ta đã được tất cả sử sách, kể cả của Trung quốc đều ghi rõ tàn bạo nhất là Nhà Đường và Nhà Minh. Việt Nam Sử lược của Trần Trọng Kim đã tóm lược các nhận định này từ các sách Chính Sử Việt: “Khi nước ta thuộc về Tầu, chỉ có Nhà Đường (618 sau CN – 907 sau CN ) cai trị là nghiệt hơn cả”.

Tuy nhiên, sau nhiều phê phán của các Học giả về sự bịa đặt, sai lệch Sử sách của ông Vũ Minh Giang, đến Đại hội cộng đồng họ Vũ – Võ Hà Nội ngày 27/11/ 2016, Gs Ts Sử học Vũ Minh Giang vẫn kiên trì diễn thuyết hùng hồn hơn một giờ đồng hồ về sự phồn vinh thời Nhà Đường (Nhà Đường năm 618 đến năm 907 sau CN) khẳng định đến thời Đường vẫn còn Mân Việt để ngoặc sang chứng minh Kinh Lược sứ Vũ Hồn là người Mân Việt – nghĩa là Người Hán - Việt. Mân Việt là một nước nhỏ ở phía đông Bách Việt, nay thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Trong Thiên Nam Việt Vương Úy Đà Liệt truyện - Sử ký Tư Mã Thiên có ghi:” Năm đầu thời Hiếu Văn Đế, thiên hạ mới yên (năm 187 Tr.CN) xuống chiếu cho bọn thừa tướng là Trần Bình,… sai Lục Giả đi sứ Nam Việt. Nam Việt Vương sợ hãi, làm giấy tạ tội rằng:” Thần tên là Đà,…. Ở phía đông đất Mân Việt chỉ vẻn vẹn mấy nghìn người cũng xưng Vương”.Tính từ thời Hán Vũ đế đánh diệt Mân Việt, Sử ký Tư Mã Thiên viết:” Kiến Nguyên (năm 137 Tr.CN) Đà mất, cháu Đà là Hồ làm Nam Việt Vương. Lúc bấy giờ vua Mân Việt là Dĩnh đem binh đánh các ấp ngoài biên của nước Nam Việt, Hồ sai người dâng thư lên Vua Hán,.. bèn sai hai tướng quân đi đánh Mân Việt”. Từ năm 137 Tr.CN đến Nhà Đường đã là 755 năm không còn nước Mân Việt, Người Mân Việt bị triệt để Hán hóa, vậy Gs Ts Vũ Minh Giang lại một lần nữa tự “Bịa” ra Sử Trung Quốc (!).

Đến đây chúng ta đã hiểu nguyên nhân Vũ Minh Giang cố viết :”Có thể khẳng định rằng từ thời Hùng Vương chưa có họ Vũ – Võ. Những tên tuổi họ Vũ gắn với thời đại Hùng Vương được viết trong các Thần phả, thần tích đều là sản phẩm từ thời Hậu Lê trở về sau, không thể dùng làm căn cứ để xác quyết về gốc tích dòng họ từ trước đó hàng thiên niên kỷ” – (Trích nguyên văn bài viết đã dẫn), chỉ để chứng minh Cụ Vũ Hồn là Người Họ Vũ đẩu tiên ở Việt Nam, là Thủy Tổ họ Vũ – Võ Việt Nam. Như vậy vị Gs Ts Vũ Minh Giang chưa đọc thư tịch cổ Trung Hoa vào thời Chiến quốc và Tần – Hán có ghi họ tên hàng trăm người Việt. Chỉ cần dẫn chứng trong Sử Ký Tư Mã Thiên đã rất nhiều rồi, vậy nên như ông cha ta thường nói: “Nói phải có sách, Mách phải có chứng”. Đã là Gs Ts trước khi nói về khoa học hãy thật sự đọc sách một cách tự giác và nghiêm túc. Kinh Thi nói: “ Cái vết ở viên ngọc còn có thể mài được chứ cái vết ở lời nói thì không thể làm gì được”.

Chủ đích của Gs Ts Vũ Minh Giang là nhằm bác bỏ cuộc Kháng chiến vĩ đại đầu tiên có hai vị Anh hùng chống Ngoại xâm đầu tiên của Dân tộc Việt là Cao Minh Đại Vương Vũ Công BáchCao Sơn Đại Vương là Vũ Công Điền - hai vị tướng cầm quân thời Hùng Duệ Vương thứ 18 đánh bại 50 vạn quân Tần, diệt Thống tướng Hiệu úy Đồ Thư năm 209 Tr.CN rất nổi tiếng được ngay các sử sách cổ Trung Quốc ghi chép. Hiện thực di tích Lịch sử, các bia ký, sắc phong thần, thần phả, thần tích,… đã được Nhà nước giao Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Vĩnh Phúc công bố quyết định số: 301/QĐ – UBND ngày 01/02/2010 về việc công nhận xếp hạng Lịch sử - Văn hóa di tích Đình Làng Đông Mật tại xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Theo Hồ sơ di tích Đình làng Đông Mật được dựng từ thời nước Văn Lang - Âu Lạc, đã qua nhiều lần tạo dựng. Trong Hồ sơ hiện có:

1/ Lý lịch di tích lịch sử Đình làng Đông Mật.

2/ Thần tích và Thần sắc làng Đông Mật.

3/ Hương ước làng Đông Mật lập năm 1942.

4/ Thánh tích của hai vị Đại Vương Vũ Công Bách, Vũ Công Điền thời Hùng Duệ Vương ( Hùng Vương thứ 18) và An Dương Vương.

5/ 09 bản sắc phong của các triều đại từ Triều Lê Trung Hưng ( Cảnh Hưng năm thứ 44 – Quý Mão 1783)  đến triều Nguyễn ( Khải Định năm thứ 9 – Giáp Tý 1924). Một số sắc phong của các triều trước được ghi chú hiện thư viện Viễn Đông Bắc cổ ở Paris.

6/ Quyết định số: 301/QĐ – UBND ngày 01/02/2010 của Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Vĩnh Phúc công nhận di tích lịch sử - văn hóa Đình Làng Đông Mật, nơi thờ hai Vị Đại Tướng thời Hùng Duệ Vương ( Hùng Vương thứ 18) là:

A / Hộ quốc Tướng quân, Anh Du Hộ Quốc Cao Minh Đại Vương Thượng đẳng Phúc Thánh húy là Vũ Công Bách.

B / Ứng Võ Đô úy, Cao Sơn Đại Vương Thượng Đẳng Phúc Thánh húy là Vũ Công Điền – Qua nhiều chứng nghiệm và tài liệu, thư tịch cổ thì Ngài Cao Sơn Đại Vương Vũ Công Điền chính là Đức Tản Viên Sơn Thánh được người Việt tôn thờ Đền – Miếu ở khắp Việt Nam và ngay cả trên vùng đất cổ rộng lớn của Người Việt ở nam sông Dương Tử ( Trường Giang), vùng Quảng Đông, Quảng Tây Trung Quốc ngày nay đều có Đền thờ Cao Minh, Cao Sơn Đại Vương rất linh thiêng.

Khí thiêng sông núi Việt Nam còn được ghi lại trong Minh Thực lục (Minh Thực lục là tên gọi chung cho 13 Thực lục các triều vua Minh, toàn là bản viết tay, hơn 40.000 trang) như sau: Trong Thái Tổ Thực lục quyển 47 (Thái Tổ Thực lục , có 257 quyển, chép sự việc triều Hồng Vũ và Kiến Văn (1368–1402). Minh Thái tổ là Chu Nguyên Chương (năm 1328 sau CN - năm 1368 sau CN) đặt quốc hiệu là Minh, niên hiệu Hồng Vũ, ở ngôi 31 năm, mất năm 1398), có một đoạn văn nói về việc Minh Thái Tổ sai sứ sang tế thần sông núi nước Nam, ở trang 5b hàng thứ 6, Quán bản có cụm từ “An Nam chi sơn/Núi ở An Nam” hiệu khám so với Quảng bản và nêu: Trên chữ An có chữ phàm ”, tức dòng này trong Quảng bản viết là “ phàm An Nam chi sơn.” Các từ điển chuyên ngành lịch sử hoặc văn hiến học hiện nay xác định tính chất Thực lục thuộc loại Biên niên tức là loại sử liệu dài hơi. Khi bình luận về thể tài Thực lục, Uông Đan một sử gia hiện đại chuyên khảo Bình Sử thư nhận xét: “Thể loại Thực lục do sự phong phú về chi tiết, rõ ràng và thực tế nên có giá trị cao về mặt sử liệu, cung cấp nhiều tài liệu trọng yếu cho việc soạn sử các đời”. Ngày nay đi đường bộ từ Bắc Kinh đến Nam Ninh đã khoảng gần 5,000 km, tầu hỏa phải chạy 15g, vậy thời Nhà Minh – Thế kỷ 14, chỉ có đường bộ độc đạo được làm từ thời Nhà Tần xâm lực Bách Việt vào năm 218 Tr.CN qua rừng núi, sông suối đại ngàn đến thời Nhà Minh là hơn 1,600 năm trước, mà Sứ thần Nhà Minh vẫn phải mang lễ vật sang tận An Nam (Giao chỉ, Việt Nam) tế Thần sông núi Việt đủ thấy Đất Việt linh thiêng đến thế nào.

Sự khẳng định của Gs Ts Sử học Vũ Minh Giang về thời Hai Bà Trưng – Dân tộc Việt vẫn còn chế độ Mẫu hệ là xuyên tạc sự thật lịch sử Văn minh Việt trái với toàn bộ hiện vật khảo cổ học, các sách sử của chính Trung Quốc viết về Việt Nam mới được công bố chứng minh Văn minh Việt thời cổ đại là một trong những Nền Văn minh sớm nhất, rực rỡ nhất của Nhân Loại. Văn minh Hoa Hạ (Hán) có sau Văn minh  Việt đến hàng nghìn năm. Văn minh Việt là cội nguồn cho Văn minh Trung Hoa như chính tài liệu khoa học Trung Quốc do Học giả Lí Nhĩ Chân (117.6.129) websitenews.xinhuanet.com January 03, 2012(6) Date: January 03, 2012 08:17PM công bố:“Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt - tỉnh Quảng Tây truyền phát tin tức là người Lạc Việt ở Trung Quốc đã sáng tạo chữ viết vào bốn nghìn năm trước. Phát hiện chữ viết của người Lạc Việt lần này sẽ viết lại lịch sử chữ viết ở Trung Quốc, chứng minh văn hóa Lạc Việt là một trong những nguồn gốc trọng yếu của văn hóa Trung Hoa. Lịch sử hình thành dân cư Trung Quốc mới phát hiện, thì thời gian này trên địa bàn Trung Quốc chỉ có người Việt sinh sống, người Hoa Hạ chưa ra đời, chứng tỏ rằng đó là chữ của người Lạc Việt từ bãi đá Sapa đi. Nhà Thương là một dòng dõi Việt sống ở nam Hoàng Hà nên cùng sở hữu chữ viết tượng hình này. Sau này trên cơ sở Giáp cốt và Kim văn, cộng đồng người Việt và Hoa trong Vương triều Chu chung tay xây dựng chữ tượng hình Trung Hoa,... Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt - tỉnh Quảng Tây truyền phát tin tức là người Lạc Việt ở Trung Quốc đã sáng tạo chữ viết vào bốn nghìn năm trước công nguyên, phá bỏ quan niệm tổ tiên của dân tộc Tráng là người Lạc Việt không có chữ viết. Phát hiện chữ viết của người Lạc Việt lần này sẽ viết lại lịch sử chữ viết ở Trung Quốc, chứng minh văn hóa Lạc Việt là một trong những khởi nguồn của văn hóa Trung Hoa” " - Trích nguyên văn Báo cáo nghiên cứu Lịch sử - Khảo cổ Văn hóa Lạc Việt, Trung Quốc ngày 20/2/2012.

Văn minh Lạc Việt:

Việt Nam ta từ thời tối cổ đã là một Quốc gia – Dân tộc văn minh và hùng mạnh bậc nhất lúc bấy giờ. Đối chiếu tổng hợp các tài liệu, chứng cứ của nhiều ngành khoa học trong nước và quốc tế đã xác minh Văn minh Lạc Việt là một sự thật lịch sử. Một Dân tộc, một Quốc gia được xác nhận là Văn minh là sự hình thành bởi các yếu tố đã được phát triển đến một giới hạn là Văn minh như sau:

a / Lãnh thổ cương vực của Quốc gia – Dân tộc.

b / Nhân chủng học.

c / Nền Kinh tế.

d / Chữ viết, Tôn giáo, Triết học.

Quốc gia và lãnh thổ Việt cổ đại với Quốc hiệu đầu tiên là Việt Thường:

Trong các Sử sách Trung Quốc và các sách Sử Việt có viết nhiều đến Tên Nước của Người Lạc Việt có một Quốc hiệu tối cổ là Việt Thường. Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên  viết “Thời Hoàng Đế dựng muôn nước, lấy địa giới Giao Chỉ về phía Tây Nam, xa ngoài đất Bách Việt. Vua Nghiêu sai Hy thị đến ở Nam Giao để định đất Giao Chỉ ở phương Nam. Vua Vũ chia chín châu thì Bách Việt thuộc phần đất châu Dương, Giao Chỉ thuộc về đấy. Từ đời Thành Vương nhà Chu (1063-1026 Tr.CN) mới gọi là Việt Thường thị, tên Việt bắt đầu có từ đấy”. Xét từ thời Nghiêu Thuấn thế kỷ XXIV (2,400 năm Tr.CN) đến Nhà Thương thế kỷ XII (1,200. năm Tr.CN) ở Trung Quốc, sách Thượng thư Đại truyện có ghi : " Vua Nghiêu đặt quan xem thiên văn, định lịch pháp, sai Hòa Thúc ở phương bắc gọi là U Đô, sai Hy Thúc đến phương Nam gọi là Nam Giao", sách Sử ký ghi" vua Thuấn đi tuần thú đến Giao chỉ ở phương Nam". Sách Kinh Thư, Nghiêu điển cũng ghi chú về Hy thị như sau: “Tương truyền vua Nghiêu sai anh em họ Hy (Hy thị) và họ Hòa (Hòa thị) đi bốn phương để trông coi công việc thiên văn lịch pháp. Hy Thúc là em Hy Trọng đến ở miền đất phương Namm… vua Nghiêu sai Hy Thúc đến ở Nam Giao”. Khổng An Quốc thời Tây Hán chú giải Kinh Thư, giải nghĩa Nam Giao là phương Nam. Thời Đường, Tư Mã Trinh chú giải Nam Giao là Giao Chỉ ở phương Nam.  Trong Sử ký Tư Mã Thiên, Tôn Tử, Ngô Khởi liệt truyện có ghi “ Vua Sở là Điệu Vương,…nên Khởi đến Sở liền được làm Tể tướng,…kết quả phía nam bình định Bách Việt”. Người Trung Hoa thường dùng chữ “ Bách – Trăm” để chỉ số nhiều như Trăm họ, Trăm dân, Trăm quan,… không có nghĩa Bách Việt là một trăm nước hay một trăm bộ tộc người Việt.

Các dân tộc cư trú ở Nam sông Dương Tử (Trường Giang) gọi là Bách Việt 百越 hoặc 百粤. Chữ Bách Việt được viết lần đầu trong sách Lã thị Xuân Thu của Lã Bất Vi (291 Tr.CN – 235 Tr.CN) dưới thời Nhà Tần Thủy Hoàng Đế. Những thư tịch cổ Trung Hoa vẫn còn đọc, đối chiếu, tra cứu được thì Nhà Hạ gọi Nước Lạc Việt là Vu Việt 越, Nhà Thương (năm 1,700 Tr.CN – 1,046 Tr.CN) gọi là Man Việt hoặc Nam Việt Thời kỳ này cách thời nước Nam Việt của Triệu Đà (208 Tr.CN – 113 Tr.CN) hơn 1,000 năm, Nhà Chu gọi là Dương Việt , Kinh Việt 越, sang thời Chiến quốc gọi là Bách Việt 越. Học giả La Bí (1131 sau CN – 1189 sau CN) viết Lộ Sử thời Nhà Tống có ghi khá nhiều tên gọi của dân tộc ở vùng nam sông Dương Tử là Việt Thường, Lạc Việt, Âu Việt, Quế quốc, Phó cú,  Khu ngô, Cú Ngô, Tổn tử, Sản, Cung nhân, Mục thâm, Cầm nhân, Lí (Tây Song Bản Nạp), Hải quý, Cửu khuẩn, Kê dư, Bắc đái, Âu Ngai, Thả Âu, Tây Âu, Thương Ngô, Việt,… là những nước nằm trong Bách Việt. Một phần đất Bách Việt phía Tây Nam (Vân Nam) đến thế kỷ 12 còn độc lập, mặc dù các triều đại Phương Bắc từ Tây Hán, Đông Hán đến Nhà Tống đã nhiều lần xâm lược. Sau khi Nhà Nguyên đánh chiếm Trung Nguyên và chiếm được Đại Lý, Vân Nam vào năm 1253 sau CN, thì Vân Nam mới bị sát nhập vào Trung Hoa. Sau Nhà Nguyên, đến năm 1381 sau CN, Minh Thái Tổ mới bình định xong Vân Nam và bắt đầu thực hiện Hán hóa.Với nhiều chứng cứ lịch sử được phân tích, đối chiếu đã cho chúng ta một nhận thức mới đầy đủ hơn về sự hình thành Nhà nước Việt cổ. Khảo chứng các Sử sách Trung Quốc và Việt đều có nhiều lần nhắc đến một Quốc hiệu là Việt Thường:

1/ Nước Việt Thường xuất hiện trên sử sách, thư tịch cổ lần đầu tiên vào năm Đường Nghiêu thứ 5 - Năm 2353 Tr.CN, tính đến năm 2017 là 4,370 năm. Nếu đối chiếu với các di vật Khảo cổ học – một thể loại Khoa học Lịch sử viết bằng hiện vật, thì Văn minh Việt Thường – Lạc Việt (Văn Lang, Âu lạc) – Việt Nam không chỉ là hơn 4000 năm, còn xa xưa hơn rất nhiều. Đây chính là một nền Văn minh Lạc Việt bị lãng quên trong đêm dài lịch sử Việt thường xuyên phải đương đầu với chiến tranh xâm lược. Nếu ước tính đối chiếu về năm Việt Thường cống Rùa và Chim Trĩ tương đương với niên đại các nền Văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu đến Văn hóa Đông Sơn thì lúc đó nền Kinh tế - Xã hội, Văn minh Lạc Việt đã phát triển rất cao trước Văn minh Hoa Hạ. Quốc gia Việt Thường, Văn Lang thời đó là một Cường quốc của Thế giới nếu đối chiếu với các nền Văn minh Ai cập, Hy Lạp, La Mã,… kế cả sau này là nền Văn minh Maya được phát hiện ở Nam Mỹ. Sách Đại Việt sử ký Toàn thư ghi rằng đất Giao chỉ đến đời Chu Thành Vương (1042 Tr.CN – 1021 Tr.CN)  thì gọi là Việt Thường.

 2/ Nước Văn Lang thời Hùng Vương. Về chữ Hùng Vương và chữ Lạc Vương viết Hán tự khi tra từ điển Hán Việt từ nguyên của Bửu Kế có thể thấy rằng hai chữ giống nhau chỉ khác là cách viết mà ra. Có thể sự nhầm lẫn này do khắc ván in gỗ mà ra? Sách Giao Châu Ngoại vực ký do Thủy Kinh chú quyển 14 viết: “Khi xưa Giao chỉ chưa đặt quận huyện thì Lạc Vương là Vua của đất ấy”. Cũng sách ấy ghi là dưới Lạc Vương có Lạc Hầu rồi đến Lạc Tướng như các quan huyện lệnh sau này. Tuy có nhiều ý kiến nghiên cứu tranh luận về triết tự chữ Hán, như trên đã nhận xét. Vấn đề còn lại chưa thống nhất về nghĩa, ngữ cần suy viết, phát âm các từ Việt Thường, Việt Cương, Lạc, Hùng,...vẫn được ghi một cách rõ ràng, mạch lạc qua các sách sử và thư tịch cổ của Trung Quốc và Việt Nam được ghi bởi nhiều thế hệ Danh Nho Hán – Việt. Không lẽ các thư tịch cổ được viết trải qua hơn 2,000 năm mà tất cả các nhà Học giả uyên thâm Hán học ở Việt Nam, Trung Quốc, … đều nhầm chữ Hùng với chữ Lạc, chữ Việt Thường với Việt Chương? Tại sao thời cổ sử sách viết nhiều nhưng lại không có tranh luận. Sự tranh luận Thường, Cương, Lạc, Hùng mới chỉ diễn ra ở Việt Nam từ thập kỷ 60 Thế kỷ XX trở lại gần đây? Cuộc tranh luận ấy cũng xuất phát từ các Nhà Hán – Nôm Việt Nam thời hiện đại. Các Nhà Hán – Nôm ngày nay, dù có tài giỏi, cũng không thể sánh được trình độ triết tự của các bậc Danh Nho thời xưa khi họ sinh ra và lớn lên trong môi trường xã hội thuần túy là chữ Hán. Sau nữa là có nhiều sự kiến giải, luận ngữ nghĩa, triết tự Hán - Nôm của Tiền Nhân đã bị thất truyền.

Sang thời kỳ nhà nước Văn Lang thì xã hội Lạc Việt đã tiến hóa, văn minh nhiều rồi. Xem các sắc phong Thần sao chép từ Bảo tàng Viễn Đông Bắc cổ của đình làng Đông Mật thấy rằng dưới các triều đại Hùng Vương, chức quan của các vị được sắc phong là Thượng đẳng Phúc Thánh Vũ Công Bách, Vũ Công Điền đã có danh xưng dưới thời Hùng Vương là Đô Úy. Ngày nay, sự ngộ nhận khi làm Lễ Hội Đền Hùng, khi làm tượng, phù điêu, phim, kịch và vẽ minh họa đều cho thấy hình tượng các vua Hùng và người Việt cổ đều chỉ có trang phục là cởi trần, váy, khố, mũ cài hình tượng lông chim,… bắt chước một cách không suy xét các hình điêu khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ,... thạp, là một sai lầm rất lớn về nhận thức lịch sử Việt cần được xem xét nghiên cứu sửa chữa, khắc phục về cách trang phục Người Việt cổ trong lịch sử Nước nhà. Nếu đối chiếu suy xét về khí hậu miền Bắc Việt Nam nóng, ẩm có nhiệt đới gió mùa, rất giá lạnh vào mùa Đông thì với Văn minh Lạc Việt trước thời kỳ Văn hóa Đông Sơn đã làm ra vải sợi bông, the, lụa,... không thể cứ cởi trần, đóng khố như vậy được, nhất là khi Người Việt đã có chữ viết gàn như đầu tiên của Nhân loại. Hình tượng Người Việt trên trống đồng chỉ cho lễ hội vào mùa nắng nóng, thường ngày trang phục như vậy sẽ không thể lao động, sản xuất, chiến trận được. Nhiều sách cổ sử Trung Quốc đã viết thời cổ người Lạc Việt đã làm ra vải bông, tơ, lụa,… trong khi đó bên Trung Hoa còn chưa biết.

3/ Nước Âu Lạc của An Dương Vương: Về nguồn gốc của Thục Phán, có ý kiến cho rằng Thục Phán là từ nước Thục ở vùng Tứ Xuyên Trung quốc bị nhà Tần diệt vào năm 316 Tr.CN. Hậu duệ Thục Vương chạy loạn xuống phía nam ở giáp với Văn Lang (Lạc Việt) nhưng vẫn xưng là Thục.Việc lý giải này còn thiếu các chứng cứ về sử liệu vì ở từ vùng Tứ Xuyên - Tây Tạng đến Quảng Tây là một khoảng cách rất xa về địa lý vì cách trở bởi rừng núi hiểm trở vào bậc nhất thế giới, đó là dẫy núi Hy Mã Lạp sơn (Himalaya) dài gần 3,000 Km với độ cao trung bình 5,000 m nhiệt độ mùa hè ở độ cao này là -40 độ C, mùa đông có thể xuống đến – 60 độ C, thì ngày nay các Nhà Thám hiểm với trang bị hiện đại cũng không đi xa và lâu ngày được, vậy từ thời cổ đại chỉ có quần áo trang phục vải thô và da thú thì vượt qua như thế nào? Ý kiến này có thể xuất phát từ vùng Tứ Xuyên có Ba Thục? Các nghiên cứu khác lại cho rằng Thục Phán ở Tây Âu Lạc chỉ là sự trùng hợp về họ, Thục có thể là danh xưng họ của một tộc Việt cư trú ở vùng Quảng Tây, liền kề với tộc Lạc Việt đã lập nên nhà nước Việt Thường sau đó là Nhà nước Văn Lang.Vì Thục Phán (Tây Âu Lạc) liền kề với Lạc Việt nên khi hợp nhất thành nước Âu Lạc của An Dương Vương thì có biên giới tiếp giáp với nước Nam Việt ở lưu vực sông Tây Giang, Quảng Châu ngày nay. Vậy nên Triệu Đà mới tiến quân nhiều lần sang đánh Âu Lạc bị thất bại, sau phải dùng mưu đưa Trọng Thủy lấy Mị Châu con gái An Dương Vương mới phá được sức mạnh quân sự của An Dương Vương, chiếm Âu Lạc. Sách Thường Cừ, “Hoa Dương Quốc Chí (quyển 3-Thục Chí) viết:常 璩 华 阳 国 志- (卷 三 蜀 志):历 夏、商、周,武 王 伐 纣,蜀 与 焉。其 地 东 接 于 巴,南 接 于 越,北 与 秦 分,西 奄 峨 嶓. - Trải qua Hạ, Thương, Chu,Vũ Vương phạt Trụ, cùng có nước Thục. Nước đó đông giáp nước Ba, nam giáp nước Việt, bắc phân giới với Tần, Tây dựa Nga Ba” (vì vậy cư dân ở đây có thể là người Khương, Hoa Hạ và Việt-TGN).

4/ Nước Nam Việt của Triệu Đà:Vào khoảng năm 207 ~ 206 Tr.CN, khi nhà Tần bị diệt, Triệu Đà thừa cơ trước là quan nhà Tần đã chiếm một phần đất Bách Việt tại hạ lưu sông Tây Giang để lập ra nước Nam Việt thì sử sách có ghi lại. Nam Việt Triệu Đà lúc đó đóng đô ở Phiên Ngung tại cửa sông Tây Giang gần Quảng Châu ngày nay. Nghi vấn lịch sử về thời kỳ Triệu Đà chiếm Âu Lạc của An Dương Vương hiện còn có nhiều ý kiến khác nhau. Tác giả bài viết này đã đưa ra thời điểm là năm 177 Tr.CN trên cơ sở phân tích các nguồn sử liệu. Sử hiện nay xác định Triệu Đà người Hán, quê gốc ở Chân Định, lĩnh chức Úy thời Nhà Tần Thủy Hoàng Đế xâm chiếm đất của Người Việt mà lập ra Nam Việt, vì vậy Nam Việt Vương Triệu Đà là xâm lược, không thể là triều đại tự chủ của Lạc Việt.

Về Việt Thường, Đại Việt sử ký toàn thư – Ngoại kỷ quyển V viết:“ Ất Sửu (605) Tùy Dạng Đế Quảng cho Lưu Phương làm Hoan Châu Đại hành Tổng quản,… Phương sai bọn thứ sử Khâm Châu Ninh Trường Chân đem hơn 1 vạn quân bộ, quân kỵ xuất tự Việt Thường. Phương thân đem xuất lãnh bọn đại tướng quân Trương Tốn đem thủy quân xuất từ quận Ti Ảnh vốn là huyện của Nhà Hán, thuộc quận Nhật Nam. Tháng ấy quân đến cửa Hải Khẩu – nay là huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh”. Đây là cuộc tiến quân của Lưu Phương sau khi đã chiếm được nước ta thì tiến quân đánh Lâm Ấp vì vua Tùy nghe nói Lâm Ấp có nhiều của lạ, tháng Tư khi đánh được “vào thành cướp được 18 bộ thần chủ bằng vàng,…binh sỹ thũng chân, 10 phần chết đến 4,5 phần. Phương cũng bị ốm, chết ở đường”.

Khi Nguyễn Gia Long thống nhất được cả Nam - Bắc năm 1802 thế kỷ XIX sau CN mới lấy lẽ rằng Nam là An nam, Việt là Việt Thường mà đặt quốc hiệu là Việt Nam. Lý sự của Nguyễn Ánh là có từ tấu chương của Quốc Sử Quán Nhà Nguyễn, không thể một tập thể các vị Trạng nguyên, Tiến sỹ Hán học thời Nhà Nguyễn có thể lầm về sử liệu, nhưng không thể nhầm nghĩa của mấy chữ Việt Thường với Việt Chương, Hùng với Lạc. Quận Dự Chương (豫 章) phát âm thời Hán cổ gần giống với Việt Chương và Việt Thường. Từ đây Đào Duy Anh suy rằng quận Dự Chương được lập trên đất Việt Thường và Việt Chương cũ. Quận Dự Chương nay thuộc huyện Nam Xương, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Sau nhiều lần cải tiến tiếng Trung Quốc đến thời hiện đại thì tiếng Bắc Kinh đọc âm khác nhau chữ Việt Thường và Việt Chương.

5/ Việt Thường cống rùa: Sách Ngự phê Thông giám (quyển I) soạn lại cổ sử có ghi như sau:" Năm thứ 6 đời Đường Nghiêu (Đời Đường Nghiêu từ năm 2335 Tr.CN đến năm 2258 Tr.CN), Nam di có Việt Thường đến phải qua hai lần thông ngôn, dâng rùa lớn sống nghìn năm, vuông hơn hai thước, trên mai có dấu chữ khoa đẩu, chép việc từ khai thiên lập địa. Vua Nghiêu sai chép việc ấy vào sách”. Sách Thông giám Cương mục của Chu Hi đời Tống, sách Thượng thư Đại truyện,:” Năm Mậu Thân đời Đường Nghiêu thứ 6 ( Năm 2353 trước Công Nguyên đến năm 2258 Tr.CN – tính đến nay là hơn 4,353. năm) Man Di có Việt Thường hiến rùa lớn”. Sách Thông chí do Trịnh Tiêu nhà Tống chép lại ghi rõ hơn: “ Đời Đào Đường, Nam Di là Việt Thường qua nhiều lần thông dịch đến hiến một con rùa thần. Rùa nghìn tuổi, rộng hơn 3 thước, trên lưng có chữ khoa đẩu chép việc từ lúc khai thiên lập địa đến nay. Vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Quy Lịch”. Trịnh Tiều thời Tống (1127 sau CN -1279 sau CN) viết sách Thông chí ghi là : “Đời Đào Đường, phương Nam có Việt Thường Thị, qua hai lần sứ dịch sang chầu, dâng con rùa thần, được đến nghìn năm, mình hơn ba thước, trên lưng có văn khoa đẩu, ghi việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau. Vua Nghiêu sai chép lấy, gọi là quy lịch.”

Ghi chú: Đế Nghiêu (tiếng Trung Quốc: 堯, giản thể: trị vì từ năm 2337 Tr.CN đến năm 2258 Tr.CN) là một vị vua của Trung Quốc cổ đại, một trong Ngũ Đế. Ông, cùng với các vua Thuấn và  sau này, được Khổng giáo xem là các vị vua kiểu mẫu và các tấm gương đạo đức. Đạo giáo tôn là Thiên Quan Đại Đế. Thần Đản là ngày tiết Thượng Nguyên. Nghiêu, cũng được gọi là Giao Đường Thị (陶 唐 氏). Theo Sử ký – Thiên Ngũ đế kỷ, ông có tên là Phóng Huân (放 勳), là con trai của Đế Khốc, mẹ ông có họ Trần Phong. Ông có người em khác mẹ là Đế Chí. Vì Nghiêu trước khi lên ngôi từng làm tù trưởng bộ lạc Đào, sau lại cải phong ở đất Đường nên có khi gọi là Đào Đường thị hoặc gọi là Đường  Nghiêu (唐 堯).

6 / Sự kiện Việt Thường cống Chim Trĩ : "Năm Tân Mão, đời vua Chu Thành Vương ( 1042 Tr.CN ~ 1021 Tr.CN) có nước Việt Thường ở phía Nam xứ Giao chỉ đem cống chim bạch trĩ. Nhà Chu phải có người thông ngôn mấy lần mới hiểu được. Quan nhà Chu là Chu Công Đán chế ra xe chỉ nam để đưa sứ Việt Thường về nước".( Thượng Thư Đại truyện của Phúc Thắng, sách Trác thư kỷ niên, sách Hậu Hán thư và Nam Man truyện) Sách Thượng thư đại truyện (尚 書 大 傳) thời Hán cũng có viết: “Năm Tân Mão đời Chu Thành vương (1063 – 1026 tr.CN) có Việt Thường thị từ phía nam Giao Chỉ đến kinh đô nhà Chu giao hảo, tặng chim trĩ trắng.” Chi tiết này trong Thủy Kinh chú Sớ còn ghi rõ:Việt Thường Thị qua 9 lần dịch tiếng mà cống chim trĩ trắng, hai con chim trĩ đen, một chiếc ngà voi. Vào năm thứ sáu kể từ khi Chu công nhiếp chính, người nước Việt Thường đi bằng ba con voi đến dâng chim trĩ trắng cho Chu Thành vương. Hai bên đều không có ai biết tiếng của nhau, nên phải dùng cách phiên dịch gián tiếp qua ngôn ngữ khác để nói chuyện. Khi sứ giả Việt Thường thị về nước - vì không biết đường nên Chu Công đã cho lấy năm cỗ bình xa (軿車 = xe có màn che) sửa thành xe chỉ nam cấp cho sứ giả, giúp sứ giả xác định phương hướng. Sứ giả Việt Thường thị đi dọc theo bờ biển hai nước Phù Nam và Lâm Ấp để về nước.” Đến sách Sử ký cũng viết:” Năm Tân Mão (1109 Tr.CN cách ngày nay 3121 năm)vua Chu Thành Vương có nước Việt Thường ở phía nam xứ Giao chỉ đem cống chim bạch trĩ. Nhà Chu phải có người thông ngôn mấy lần mới hiểu được. Quan nhà Chu là Chu Công Đán chế ra xe chỉ nam để đưa sứ Việt Thường về nước” – Xe chỉ nam chính là phát minh cổ đại của Trung Quốc làm cơ sở cho địa bàn sau này. Sách Thượng thư Đại truyện có ghi: “ Ở phía nam Giao chỉ có nước Việt Thường”.

Sau khi Nhà Chu thắng Nhà Thương rồi xưng bá, uy thế Nhà Chu thống lĩnh các nước chư hầu. Lúc đó Việt Thường mới cống chim trĩ trắng để giao hảo. Đến thế kỷ thứ VIII Tr.CN, do thường xuyên bị các bộ tộc phía Tây tấn công, nhà Chu suy yếu chuyển kinh đô về phía đông châu thổ sông Hoàng Hà thành Nhà Đông Chu  (Nhà Đông Chu từ năm 770 Tr.CN đến năm 256 Tr.CN ), các vương hầu nổi lên tranh giành quyền lực bá chủ có Tề, Tấn, Sở,Tần, Tống, Ngô, Việt gọi là thời Xuân Thu Chiến quốc tới khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc vào năm 221 Tr. CN. Các cuộc chiến này chủ yếu ở vùng bắc sông Dương Tử cho đến khi nhà Tần diệt Tề ở đông bắc Trung Quốc rồi thực hiện cuộc Nam chinh vào khoảng năm 221 Tr.CN chiếm đất của các tộc Bách Việt ở phía nam sông Dương Tử. Sau khi Nhà Tần xâm lược Bách Việt, lãnh thổ người Việt thu hẹp dần xuống phía nam nhưng vùng đất người Việt ở vẫn được gọi là Giao chỉ đến tận thời cận đại như một danh xưng chỉ Dân tộc Việt. Sách Hậu Hán thư viết: “Sau khi triều Chu suy yếu, nước Việt Thường đã dần dần đoạn tuyệt việc qua lại”, Có thể vì thế Việt Thường không còn được cổ Sử Trung Hoa viết nữa. Từ đó Quốc hiệu Việt Thường được ghi chung để chỉ là người Việt (越).

Sách Việt Sử lược nguyên tác chữ Hán viết 》卷 载:“     焉,能 落,自 王,都 郎,号 国。以 俗,结 政,传 世,皆 王。越 使 谕,碓 之。周 之。泮 裳,号 王,竟 通。”  Lược dịch: “Thời Chu Trang Vương, ở Gia Ninh bộ có người tài, dùng xảo thuật thu phục được các bộ lạc, tự xưng là Đối Vương, đô ở Văn Lang, nước là Văn Lang. Tục lệ thuần hậu, chính sự nghiêm chỉnh, truyền 18 đời, đều xưng là Đối Vương. Việt Vương Câu Tiễn đã từng đến dụ, Vương đều từ chối. Vào cuối đời nhà Chu bị Thục Vương Tử tên là Phán đánh đuổi,  thay thế trị vì. Phán xây thành Việt Thường, hiệu là An Dương Vương, tuyệt giao với nhà Chu”.

7/ Vị trí Nước Việt Thường: Sách Việt Sử lược, Đại Việt Sử ký Toàn thư, Khâm định Việt Sử Thông giám Cương mục có ghi: “Vị trí đất Việt Thường là ở phía Nam xứ Giao chỉ, An Dương Vương xây thành Cổ Loa ở đất Việt Thường “. Vậy Việt Thường là Quốc hiệu xưa nhất của nước ta, có thể là trước Quốc hiệu Văn Lang và Âu Lạc. Sử có ghi rằng Vua của Lạc Việt là Kinh Dương Vương, ngày nay, trong tục ngữ dân gian còn truyền tụng câu:” Tháng 8 giỗ Cha, tháng 3 giỗ Mẹ” là nói về Giỗ Kinh Dương Vương và Đức Âu Cơ. Như vậy, Nhà nước của  người Việt được hình thành vào khoảng năm 2879 Tr.CN tại vùng Hồ Động Đình (tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc ngày nay) vua là Kinh Dương Vương, vậy nên sau này vùng đất của người Bách Việt được các sử gia Trung quốc gọi là đất Kinh Dương – Với các chứng lý lịch sử, khảo cổ - Đây là sự thật lịch sử đã bị lu mờ qua những biến cố gần 5,000 năm!

Sách Sơn Tây tỉnh chí có viết:” Thành Kinh Dương Vương ở địa phận thôn Việt trì, xã Bạch Hạc, huyện Bạch Hạc. Ở phía chùa Hoa Long của thôn có một gò đất, tục gọi là gò Điện, tức là nền cũ của thành ấy”. Hiện nay chưa có các chứng cứ về khảo cổ và thư tịch cổ để bổ sung chính xác hơn thành Kinh Dương Vương tại địa bàn trên.

8/ Nước Văn Lang thời Hùng Vương chia làm 15 bộ, có lấy tên cũ Việt Thường làm một bộ ở vào vùng Quảng Bình - Quảng Trị. Tuy vậy việc định cương vực Lạc Việt tại đây vào khoảng năm 2800 năm Tr.CN chưa có chứng cứ nào xác nhận. Sử ghi rõ tại vùng đất này, vào thế kỷ thứ II sau Công Nguyên vùng đất miền Trung Việt Nam bị xâm chiếm bởi một tộc người từ bắc Malaixia lên lập ra, đến thời nhà Lý 1010 năm - 1225 sau CN đất Việt chỉ còn đến châu Hoan (Nghệ An) ngày nay. Sự kiện đặt tên Việt Thường cho một bộ mà sử sách ghi là sự phản ánh cách gọi rất xa xưa tên Nhà Nước của người Lạc Việt.

Cần kiểm tra đối chiếu thật sự khách quan khoa học để xác nhận thời đại Hùng Vương với Quốc Hiệu Văn Lang tương đương với thời kỳ nào của giai đoạn Văn hóa cổ đại Việt như Văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Đông Sơn,… đã được khảo cổ học phát hiện trong thời gian từ 1956 đến năm 1973. Có không ít tài liệu khảo cổ học cho rằng thời đại Hùng Vương tương đương từ Văn hóa Phùng Nguyên trở về sau. Sách Nghệ An cổ tích lục và Hoan châu Phong thổ ký có ghi vua Hùng Vương thứ 13 đi chơi ở hang núi vùng cửa Nhượng (Kỳ Anh - Hà Tĩnh) nghe được tiếng đàn trời ở đấy, sau dân lập miếu thờ vua Hùng ở đây, hang gọi là Thiên Cầm (Đàn Trời). Sau khi quân Minh xâm lược nước ta, bắt cha con Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương ở núi này, mới đổi chữ CẦM là Đàn, sang CẦM là bắt để ngụ ý chê cười. Bài thơ Kỳ La Hải môn Lữ thứ  trong sách Minh Lương Cẩm tú có hai câu thơ nhắc đến sự tích ấy:

Phúc địa linh chiêu tham dự miếu,

Không sơn mộng đoán Quý Ly hồn

 Dịch là:

Đất thiêng in miếu vua Hùng,

Núi in phảng phất mộng hồn Quý Ly.

Đến sách Sử ký cũng ghi:” Năm Tân Mão (1109 Tr.CN cách ngày nay 3121 năm)vua Chu Thành Vương có nước Việt Thường ở phía nam xứ Giao chỉ đem cống chim bạch trĩ. Nhà Chu phải có người thông ngôn mấy lần mới hiểu được. Quan nhà Chu là Chu Công Đán chế ra xe chỉ nam để đưa sứ Việt Thường về nước” – Xe chỉ nam chính là phát minh cổ đại của Trung Quốc làm cơ sở cho địa bàn sau này. Sách Thượng thư Đại truyện có ghi: “ Ở phía nam Giao chỉ có nước Việt Thường”. Khâm định Việt Sử Thông giám Cương mục ghi:” An Dương Vương xây thành Cổ Loa ở đất Việt Thường”. Đại Việt sử ký Toàn thư viết:” Từ thời Tam đại thịnh trị, đất Hồ, đất Việt không theo lịch Trung Quốc”. Sau này, lịch Việt vẫn tồn tại đến tận ngày nay trong đời sống nông vụ của người Việt, tiêu biểu là Bộ lịch Vạn niên Việt Nam (1901 – 2103) của Học giả Nguyễn văn Chung được Nhà xuất bản bản đồ xuất bản Quý III năm 2007. Trưởng Ban lịch Nhà nước Việt nam Nguyễn Mậu Tùng đã phân tích:“Hàng chục cuốn Lịch vạn niên Trung quốc đã được dịch ra tiếng Việt, được xuất bản,… nhưng có sự khác biệt vì Việt nam múi giờ 7, Trung quốc múi giờ 8. Sự sai khác đó làm cho một số ngày, tháng âm lịch của nước ta và của Trung quốc khác nhau. Cho dù Tết Nguyên Đán của hai nước giống nhau cùng một ngày nhưng vì múi giờ khác nhau nên Việt Nam đón giao thừa sau Trung quốc một giờ đồng hồ, có năm sai lệc đến một tháng”. Học giả Nguyễn văn Chung đã viết toàn bộ Lịch Âm Dương Việt Nam 1864 – 2403 gồm 540 năm và đã được cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả số: 1589/2005/QTG ngày 07/10/2005, nhưng hầu hết các nhà xuất bản không in vì giá thành cao, trong khi họ vẫn in mọi thứ lịch của Trung Quốc giá rẻ, không phải trả tiền bản quyền tác giả. Hiện nay, nhiều học giả Việt Nam và nước ngoài cho rằng Lịch cổ Việt Nam thể hiện trên hoa văn mặt trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ lấy trung tâm là mặt trời, rồi đến các vòng từ tâm ra là Hạ chí, vòng Xuân phân, Thu phân, Đông chí,…Tuy nhiên sự giải mã chưa thật rõ.

9/ Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi:” Đinh Sửu ( 137 S.CN) Hán Vĩnh Hòa năm thứ 2. Người Man ở huyện Tượng Lâm quận Nhật Nam, ở vào địa giới nước Việt Thường xưa,…” Tuy nhiên dù trải qua vô cùng các biến động xã hội từ năm 247 trước Công nguyên kết thúc thời Chiến Quốc, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung quốc. Năm 221 Tr.CN, Tần diệt Tề ở vùng đông bắc Hoàng Hà, hoàn thành việc thôn tính tất cả vùng đất rộng lớn của Trung nguyên, lúc đó lãnh thổ Trung Quốc có địa giới chủ yếu là ở phía bắc sông Hoàng Hà và một phần của nước Sở ở lưu vực sông Dương Tử (sông Trường Giang). Năm 218 Tr. CN, Nhà Tần sai Hiệu úy Đồ Thư cầm 50 vạn (nửa triệu) quân chia làm 5 đạo vượt sông Dương Tử tiến về phía Nam đánh chiếm đất của Bách Việt. Cùng với thư tịch cổ còn lưu giữ được và sau này là Khảo cổ học Trung Quốc ghi chép nhiều về lãnh thổ Bách Việt thời cổ trước khi Nhà Tần xâm chiếm. Đất của người Việt thời đó là một vùng đất rất rộng lớn, phía bắc từ Hồ Bắc, Giang Tây, An Huy, Giang Tô, phía đông đến bờ biển tỉnh Quảng Đông xuống đảo Hải Nam, phía tây là một phần tỉnh Vân Nam,Trung Quốc ngày nay, phía nam là miền Bắc Việt Nam xuống đến vùng Nam Trung bộ Việt Nam ngày nay. Sách Luận Thành của Vương Sung viết:” Quận Nhật Nam ở cách đất Lạc  Dương gần 10,000. dặm” Lý Thuyên ghi:” Từ Phủ An Nam đến Trường An cách 7,250. dặm”.

10/ Tại Việt Nam ngày nay có nhiều địa danh có tên Lĩnh Nam: Nam Lĩnh còn gọi là Lĩnh Nam (chữ Hán giản thể: 南岭, chữ Hán phồn thể: 南嶺 ), vốn có gốc tích là một vùng ở phía Nam dẫy núi Ngũ Lĩnh  là tên của một dãy núi hùng vĩ chạy từ Tây sang phía Đông ở địa giới các tỉnh Hồ NamGiang TâyQuảng ĐôngQuảng Tây của Trung Quốc, ngăn cách vùng Lưỡng Quảng với phần lãnh thổ phía bắc của vùng Giang Nam Trung Quốc ngày nay. Ngũ Lĩnh gồm 5 dãy núi hợp thành: Việt Thành Lĩnh ( ), Đô Bàng Lĩnh ( ), Manh Chử Lĩnh ( ), Kỵ Điền Lĩnh ( ) và Đại Dữu Lĩnh (大 庾 岭). Ngũ Lĩnh cũng là đường phân thủy giữa hai con sông lớn là Dương Tử và Châu GiangMai Quan cổ đạo được mở tại Đại Dữu Lĩnh dưới thời nhà Đường. Khu vực phía nam dãy núi Nam Lĩnh gọi là Lĩnh Nam. Trong năm dẫy núi của Nam Lĩnh có các đỉnh núi sau:

1.10 / Việt Thành Lĩnh (越 城) có đỉnh Miêu Nhi Sơn (猫 儿 山) cao 2.142 m.

2.19 / Đô Bàng Lĩnh  (  còn gọi là Đô Lung), có núi Cửu Thái Lĩnh (韭 菜 岭) cao 2.009 m.

3.10 / Manh Chử Lĩnh (萌 渚) có đỉnh Mã Đường ( ) cao 1.787 m.

4.10 / Kỵ Điền Lĩnh (骑 田)có đỉnh cùng tên ( ) cao 1.510 m.

5.10 / Đại Dữu Lĩnh (大 庾 岭). có đỉnh Du Sơn cao 1.073 m.

Từ cổ xưa, dẫy núi cao nhất trong Ngũ Lĩnh đặt là Việt Thành lĩnh có nghĩa là núi cao như tòa thành của Việt Thường ngăn cách với phương Bắc. Đến nay, vì lịch sử lâu đời và linh thiêng, người Trung Quốc vẫn gọi là Việt Thành lĩnh. Trường Sa là thủ phủ của tỉnh Hồ Nam. Tất cả di tích của người Việt cổ như hồ Động Đình, núi Tam Sơn, núi Ngũ Lĩnh, sông Tương, Thiên Đài, Tương Đài, cánh đồng Tương đều nằm ở tỉnh này. Trong dẫy Ngũ Lĩnh có một loại cỏ dài, mọc theo triền núi hiểm trở, khi đã phát triển đủ thì tự phân thành một đường ở giữa như rẽ đầu ngôi gọi là Cỏ Phân Mao chia đôi ranh giới Bắc Nam của Người Trung Hoa và Lạc Việt. Thời xưa, nhiều lần quan lại Phương Bắc đã cho đốt, phát quang, sau cỏ Phân Mao lại mọc và tự rẽ đôi như trước. Gần đây, có một số cỏ Phân Mao được người Trung Quốc di thực về Nam Ninh cho khách tham quan nhầm với Lãnh thổ cổ đại của Người Việt là ở Nam Ninh, nhưng đây là cỏ giả không thể tự rẽ ngôi Bắc – Nam được mặc dù những người nuôi trồng cỏ vẫn lấy bồ cào để rẽ ngôi cho cỏ, song chỉ được một, hai ngày cỏ lại trở lại như cũ, không thể chia ngôi như cỏ Phân Mao trên dẫy Ngũ Lĩnh.

Theo bài viết của Học giả Yên Tử cư sỹ Trần Đại sỹ xin lược trích như sau: “ Dẫy núi Việt Thành lĩnh chạy từ tỉnh Phúc Kiến, đến huyện Tuần Mai tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc bây giờ. Ngọn Đại Dữu chạy từ huyện Đại Dữu ( sau đổi thành Nam An – Vì người Lạc Việt thường nổi dậy chống sự xâm lược, thống trị của người Hán suốt lịch sử quan hệ hai nước Việt – Trung nên những địa giới của người Việt bị chiếm thường đặt tên kèm chữ An, thống trị người Hán hy vọng sẽ yên được), tỉnh Giang Tây đến huyện Nam Hùng tỉnh Quảng Đông. Ngọn Cửu Chân, Đô Lung chạy từ Đạo huyện tỉnh Hồ Nam tới Gia huyện tỉnh Quảng Tây. Ngọn Lâm Gia, Minh Chữ chạy từ Lâm huyện tỉnh Hồ Nam đến Liên huyện tỉnh Quảng Đông. Ngọn Quế Dương từ Toàn huyện tỉnh Hồ Nam tới huyện Quế Lâm tỉnh Quảng Tây. Xe oto đi một vòng quanh dẫy Nam Lĩnh phải mất mười ngày, đường đi gần  15,000Km.Cấu tạo địa chất của Nam Lĩnh thì nền gốc của núi chủ yếu là đá granit (đá hoa cương), được bao phủ ngoài là lớp sa thạch cứng có niên đại thuộc kỷ Devon và đá vôi thuộc kỷ Than Đá. Các dãy núi trước khi hợp lại vào Nam Lĩnh, chạy theo hướng Đông bắc- Tây nam, nhưng về hình khối chính thì Nam Lĩnh chạy dài theo hướng Đông- Tây.

Thiên Đài trong dải núi Ngũ Lĩnh: Thiên Đài là ngọn núi nhỏ, cao 179m, đỉnh đồi tương đối phẳng. Đường lên men theo triền đồi. Trên đỉnh đồi vẫn còn một ngôi chùa nhỏ đã hoang phế. Chùa được cơ quan quản lý của huyện đưa vào di tích lịch sử nhưng không có sư trụ trì. Chùa cổ được xây bằng gạch nung, mái lợp ngói, vì không được bảo trì nên mái ngói đã bị tụt, rơi nhiều chỗ. Tường gạch thô không trát cũng bị mưa nắng mài mòn. Bên trong chùa, các cột chùa và vì kèo gỗ chạm khắc đã mốc trắng, nhiều hoa văn gỗ bị mục nát. Hoành phi và câu đối cũng đã mờ, vỡ, chỉ đọc được một phần. Duy có sân chùa và cổng tam quan xây bằng đá là còn vững trãi. Đứng trên sân chùa hoang, ánh nắng chiều tà trải dài trên sân trong sự tịch mịch của núi rừng vọng tiếng quạ kêu chiều, buồn quạnh hưu. Vào thư viện Hồ Nam tìm trong lưu trữ hiện nay vẫn còn giữ  một quyển sách cổ, giấy đã bị hoen ố , nhưng chữ viết vẫn còn đọc được, ghi như sau: Niên hiệu Trinh quán đời Nhà Đường có tiến sĩ Chu Minh Văn soạn Thiên đài di sự lục - Nhà Đường (từ năm 618 đến năm 907 sau CN), Trinh Quán là niên hiệu của vua Đường Thái Tôn Lý Thế Dân (Năm Đinh Hợi – 627 sau CN là năm Trinh quán thứ 1 đến năm Kỷ Dậu -  649 sau CN). Không rõ Chu Minh Văn đỗ Tiến sỹ vào năm nào. Tuy sách do Chu Minh Văn soạn, bản hiện nay còn lưu giữ là của người đời sau sao chép lại vào đời Thanh niên hiệu Khang Hy. Nội dung sách có ba phần. Phần của Chu MinhVăn sọan, phần tục biên theo Chu Minh Văn, ghi là của một nhà sư tên Đàm Chi, không thấy ghi chép vào năm nào. Phần thứ ba chép pháp danh các nhà sư đã trụ trì từ khi lập chùa tới thời Khang Hy (1662-1722), nhà Thanh. Chu Minh Văn là Tiến sĩ đời Đường, nên văn của ông thuộc loại cổ văn rất súc tích. Chu Minh Văn có ghi lại trong sách này lại việc: “ Vua Đế Minh đi tuần về phương Nam, gặp tiên, kết hôn với nàng rồi sinh ra Lộc Tục.Vua lập đàn tại núi này để tế cáo trời đất, vì vậy đài cũng mang tên Thiên Đài, núi cũng mang tên Thiên Đài sơn “. Chu Minh Văn còn ghi rõ:

Cổ thời trên đỉnh núi chỉ có Thiên đài có từ thời vua Đế Minh, vua Kinh Dương. Đến thời Đông Hán, một tướng của Vua Bà tên là Hiển Hiệu được lệnh rút quân khỏi Trường Sa. Khi quân tới Quế Dương, Ngài cùng với nghìn quân lên Thiên Đài lễ, nghe người giữ Đền kể sự tích xưa của Quốc Tổ Kinh Dương Vương và Quốc Mẫu Thiên Hoàng  Hậu. Ngài đã cùng quân sĩ quyết tử để giữ đất Việt, giết chết mấy nghìn quân của Phó Tướng Lưu Long. Về sau đến đời Nhà Đường để xóa vết tích Việt Thường, các quan khi được sai sang đô hộ Lĩnh Nam ( vùng nam núi Ngũ Lĩnh trở xuống đến Giao Châu – miền Bắc Việt Nam ngày nay) mới cho xây chùa tại đây “.

(Còn Tiếp)

 

 

Số lượt đọc: 10538 Trở lại Bản in Về đầu trang

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển