Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 5, 28/03/2024

Đang duyệt: Trang chủ Tin tức - sự kiện

Sách "VĂN MINH VIỆT MỘT SỰ THẬT LỊCH SỬ " T8.2017 ( PHẦN CUỐI)

TIẾNG VIỆT

Về lịch sử ngữ âm được hình thành và phát triển cùng với sự tiến hóa của nhận thức và sinh sống. Khi loài người đã hoàn thiện về cơ thể đứng thẳng, xã hội tiến hóa sang chế độ Phụ hệ cách đây hơn 10,000 năm hoặc lâu hơn, về cơ bản cấu tạo các cơ quan nội tạng gần như không thay đổi nhiều cho đến nay. Vì vậy các làn điệu ngôn ngữ cũng như vậy. Sự thay đổi lớn về cơ thể người là các kích thước hình học của xương, của cơ bắp, da thịt, râu tóc,…Ngôn ngữ chịu tác động nhận thức và tư duy của não nên các ngôn từ ngày một chính xác hơn, phong phú hơn nhưng vẫn phát triển trên một làn điệu nhất định đối với từng dân tộc – Đó chính là Tiếng Dân tộc, ở phạm trù rộng lớn hơn, bao trùm hơn trong giao tiếp ngữ âm trở thành tiếng Quốc gia hay còn gọi là Tiếng nước,… Tiếng Việt, còn gọi tiếng Việt Nam hay Việt ngữ, là ngôn ngữ của người Việt (người Kinh) và là ngôn ngữ chính thức tạiViệt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng với hơn bốn triệu người Việt hải ngoại Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có một số từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán để viết, sau đó được cải biên thành chữ Nôm, tiếng Việt được coi là một trong số các ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á có số người nói nhiều nhất (nhiều hơn một số lần so với các ngôn ngữ khác cùng hệ cộng lại). Ngày nay tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc ngữ, cùng các dấu thanh để viết.Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế đặt mã hai chữ cái cho tiếng Việt là "vi" (tiêu chuẩn ISO 639-1) và đặt mã ba chữ cái cho tiếng Việt là "vie" (tiêu chuẩn ISO 639-2).

Tiếng Việt có sự thay đổi trong giọng nói từ Bắc vào Nam, không đột ngột mà tiệm tiến dần theo từng vùng liền nhau. Trong đó, giọng Bắc Hà Nội, giọng Trung Huế và giọng Nam Sài Gòn là ba phân loại chính. Những tiếng địa phương này khác nhau ở giọng điệu và từ địa phương. Thanh ngã và thanh hỏi ở miền Bắc rõ hơn ở miền Nam và Trung. Miền Bắc sử dụng một số phụ âm (tr, ch, n, l...) khác với miền Nam và Trung. Giọng Huế khó hiểu hơn những giọng khác vì có nhiều từ địa phương. Theo trang thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc và học giả Laurence Thompson thì cách đọc tiêu chuẩn hiện nay được dựa vào giọng Hà Nội. Từ điển Việt-Bồ-La (1651) của Alexandre de Rhodes lấy tiếng miền Bắc làm nền tảng, Dictionarium Anamitico Latinum (1772-1773) của Pierre Pigneaux de Béhaine lấy tiếng miền Nam làm nền tảng.

Giống như nhiều ngôn ngữ khác ở Đông Nam Á, tiếng Việt khá phong phú về nguyên âm. Trong bảng trên, các nguyên âm trước, giữa và nguyên âm mở là nguyên âm không tròn môi, còn lại là nguyên âm tròn môi. Ă và â là dạng ngắn của a và ơ. Đồng thời, tiếng Việt còn có hệ thống nguyên âm đôi và nguyên âm ba. Tiếng Việt là một ngôn ngữ thanh điệu, mọi âm tiết của tiếng Việt luôn mang một thanh điệu nào đó. Do các thanh điệu của tiếng Việt trong chữ quốc ngữ được biểu thị bằng các dấu thanh, còn gọi là dấu, nên một số người quen gọi các thanh điệu của tiếng Việt là các "dấu". Có sự khác biệt về số lượng thanh điệu và điệu trị của thanh điệu giữa các phương ngôn của tiếng Việt, thanh điệu có tên gọi giống nhau không đồng nghĩa với việc chúng sẽ được nói giống nhau trong mọi phương ngôn của tiếng Việt. Phương ngôn tiếng Việt Bắc Bộ có sáu thanh điệu, phương ngôn tiếng Việt Trung Bộ và Nam Bộ có năm thanh điệu. Thanh điệu của tiếng Việt tiêu chuẩn được cho là gồm sáu thanh ngang (còn gọi là thanh không dấu do chữ quốc ngữ không có dấu thanh cho thanh điệu này), sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng nhưng lại thiếu các quy định cụ thể về việc lấy cách phát âm trong phương ngôn nào của tiếng Việt làm cách phát âm tiêu chuẩn cho sáu thanh điệu này. Giống như nhiều ngôn ngữ khác tại Đông Nam Á, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập. Các quan hệ ngữ pháp được thể hiện chủ yếu thông qua hệ thống hư từ và cách sắp xếp trật tự từ trong câu. Trật tự từ thông dụng nhất trong tiếng Việt là chủ ngữ - vị ngữ - phụ ngữ (SVO). Người Việt Nam có ý thức trong việc nhận thức và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nên việc sử dụng từ Hán Việt có sự chọn lọc, có xu hướng thay thế từ Hán Việt bằng từ thuần Việt khi có thể.

Về ngôn ngữ Việt – Mường và một tiếng của các dân tộc khác vùng Đông Nam Á. Câu chữ Tay – tiếng Việt là Thay trong tiếng Mường, Khmer goi là Đay, Mon là Tai,… Tiếng Việt có 6 âm sắc chính là - ngang, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng. Giai đoạn từ đầu công nguyên, tiếng Việt có rất nhiều âm mà không có trong tiếng Trung Hoa. Theo các Học giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến trong sách Cơ sở Ngôn ngữ học và tiếng Việt đã phân chia sự giao lưu Hán – Việt làm hai thời kỳ: Một là thời kỳ đầu công nguyên đến nhà Đường, ảnh hưởng tiếng Hán, chữ Hán tới tiếng Việt trong giai đoạn này gọi là Từ Hán cổ. Hai là thời kỳ từ Trung kỳ Nhà Đường đến cận đại được gọi là từ Hán - Việt. Trong thời kỳ đầu, các Danh sỹ Việt đã thay đổi chữ Hán cổ làm chữ Nôm, một thứ chữ chỉ có người Việt hiểu. Chữ Nôm của Người Việt là ký tự ghi âm tiết vì thế có một thể loại Hán – Nôm của người Việt. Ngô Thì Nhậm (1746 sau CN -1803 sau CN) đã biên soạn cuốn sách Tam thiên tự giải âm (còn gọi là Tam Thiên tựTự Học toản yếu). Tam thiên tự giải âm chỉ lược dạy 3000 chữ Hán - Nôm thông thường, tuy nhiên đây chính là Tự điển Hán – Nôm Việt đầu tiên mà chúng ta còn biết được ở cuối thế kỷ XVIII, cùng thời với các sách Chỉ Nam Ngọc âmChỉ Nam Bi loại. Nhờ thế sau có thêm các sách Nhật Dụng Thường đàmThiên Tự văn, Đại Nam Quốc ngữ. Nhờ có chữ Nôm, văn học Việt Nam thời kỳ này đã có những phát triển rực rỡ với Truyện Kiều của Nguyễn Du (1765 sau CN -1820 sau CN). Tiếng Việt, được ghi lại bằng âm tiết chữ Nôm thời kỳ sau này rất gần với tiếng Việt Hiện đại. Tuy hầu hết mọi người Việt đều có thể nghe và hiểu văn bản bằng chữ Nôm, nhưng phải là người được học chữ Nôm mới có thể đọc và viết chữ Nôm. Chữ Nôm được chính thức dùng trong hành chính khi vua Quang Trung lên ngôi vào năm 1789. Trong một thời kỳ hơn 2,000 năm, ngay chữ Hán cũng có nhiều biến đổi sâu sắc, đến nay chỉ có một số hạn chế các học giả Trung Quốc học và nghiên cứu chuyên sâu mới hiểu được chữ Hán cổ.

Có thể dẫn chứng đặc trưng Hán-Việt được sử dụng để tạo nên những từ ngữ đặc trưng chỉ có trong tiếng Việt, không có trong tiếng Hán như là các từ "sĩ diện", "phi công" (dùng 2 yếu tố Hán-Việt) hay "bao gồm", "sống động", "sinh đẻ" (một yếu tố Hán kết hợp với một yếu tố thuần Việt). Tỷ lệ vay mượn tiếng Hán – Việt trong tiếng Việt là khá lớn. Một số nhà nghiên cứu cho rằng từ Hán - Việt chiếm khoảng từ 60% đến 70% các từ trong các thể chính luận. Học giả Lê Nguyễn Lưu trong sách “Từ chữ Hán đến chữ Nôm” cho rằng tỉ lệ này có thể lên đến 80% ở các bài viết khoa học, và 12% ở văn học, trong giao tiếp hàng ngày lại rất thấp chỉ dưới 8%. Xét theo các kết quả khảo chứng cho thấy ngữ âm Hán và sau này là một số ngữ âm phương Tây chủ yếu như Pháp, Nga, Anh,… khi đưa vào Viêt Nam đều bị Việt Nam Hóa, hoặc giản lược đi, hoặc phong phú trau truốt hơn lên cho mềm mại dễ nghe trong tiếng Việt. Trong bức thư gửi cho Hồ Mộ La vào năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Răng không kêu chú là chú Minh, lại kêu bằng “Minh thúc”. Tiếng ta có, thì nên dùng tiếng ta, như rứa phổ thông hơn, phải không cháu?". Hồ Chí Minh cũng đề xuất thay thế các từ "giám mã" bằng "giữ ngựa"...

Tiếng Việt là một ngôn ngữ thanh điệu, mọi âm tiết của tiếng Việt luôn mang một thanh điệu nào đó. Do các thanh điệu của tiếng Việt trong chữ Quốc ngữ được biểu thị bằng các dấu thanh, còn gọi là dấu, nên một số người quen gọi các thanh điệu của tiếng Việt là các "dấu". Có sự khác biệt về số lượng thanh điệu và điệu trị của thanh điệu giữa các phương ngôn của tiếng Việt, thanh điệu có tên gọi giống nhau không đồng nghĩa với việc chúng sẽ được nói giống nhau trong mọi phương ngôn của tiếng Việt. Phương ngôn tiếng Việt Bắc Bộ có sáu thanh điệu, phương ngôn tiếng Việt Trung Bộ và Nam Bộ có năm thanh điệu. Thanh điệu của tiếng Việt tiêu chuẩn được cho là gồm sáu thanh ngang (còn gọi là thanh không dấu do chữ quốc ngữ không có dấu thanh cho thanh điệu này), sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng nhưng lại thiếu các quy định cụ thể về việc lấy cách phát âm trong phương ngôn nào của tiếng Việt làm cách phát âm tiêu chuẩn cho sáu thanh điệu này.Các âm tiết mang vần nhập thanh, tức là các vần kết thúc bằng một trong ba phụ âm cuối /k/ (chữ quốc ngữ ghi lại bằng chữ cái "c" hoặc chữ cái nhị hợp "ch"), /t/ (chữ quốc ngữ ghi lại bằng chữ cái "t"), /p/ (chữ quốc ngữ ghi lại bằng chữ cái "p") chỉ có thể mang thanh sắc hoặc thanh nặng. Ba âm tắc trên đã làm cho các âm tiết mang vần nhập thanh chỉ có thể mang các thanh điệu có điệu trị ngắn và nhanh. Trong thơ ca các thanh điệu được phân thành hai nhóm: thanh bằng gồm có ngang và huyền, thanh trắc gồm các thanh còn lại. Trong các thể thơ cổ như Đường luật và lục bát, sự hoà hợp thanh điệu bằng - trắc giữa các tiếng trong một câu thơ rất quan trọng”.

Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam, và cũng là ngôn ngữ phổ thông đối với các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Thêm vào đó, tiếng Việt được hơn 1 triệu người sử dụng tại Hoa Kỳ (đứng thứ 7 toàn quốc, thứ 3 tại Texas, thứ 4 tại Arkansas và Louisiana và thứ 5 tại California), cũng như trên 100.000 người tại Canada và Úc (đứng thứ 6 toàn quốc). Theo Ethnologue, tiếng Việt còn được nhiều người sử dụng tại AnhBa LanCampuchiaCôte d'IvoireĐứcHà LanLàoNa UyNouvelle-CalédoniePhần LanPháp, PhilippinesCộng hòa SécSénégalThái LanTrung Quốc và Vanuatu. Tiếng Việt cũng còn được dùng bởi những người Việt sống tại Đài LoanNga... Ngoài ra Tiếng Việt cũng được công nhận là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc vì người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Séc”. Tiếng địa phương: Tiếng Việt có sự thay đổi trong giọng nói từ Bắc vào Nam, không đột ngột mà tiệm tiến dần theo từng vùng liền nhau. Trong đó, giọng Bắc Hà Nội, giọng Trung Huế và giọng Nam Sài Gòn là ba phân loại chính. Những tiếng địa phương này khác nhau ở giọng điệu và từ địa phương. Thanh ngã và thanh hỏi ở miền Bắc rõ hơn ở miền Nam và Trung. Miền Bắc sử dụng một số phụ âm (tr, ch, n, l...) khác với miền Nam và Trung. Giọng Huế khó hiểu hơn những giọng khác vì có nhiều từ địa phương. Theo trang thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc và học giả Laurence Thompson thì cách đọc tiêu chuẩn hiện nay được dựa vào giọng Hà Nội. Từ điển Việt-Bồ-La (1651) của Alexandre de Rhodes lấy tiếng miền Bắc làm nền tảng, Dictionarium Anamitico Latinum (1772-1773) của Pierre Pigneaux de Béhaine lấy tiếng miền Nam làm nền tảng – Lược trích Tiếng Việt Vikipia

Tiếp đến, ý kiến của GS. S. Oppenheimer trong sách "Địa đàng tại phương Đông" giả thiết về một sự hiện hữu của vùng Sundaland coi như nguồn gốc của nhân loại Đông phương, có thể của cả thế giới. Rồi thuyết về ngôn ngữ học của nhà ngữ học Johana Nichols và các nhà ngôn ngữ mới khác chứng minh ngôn ngữ Đông Nam Á Austronesian và Austro - Asiatic từ miền biển, miền thấp, ngược các con sông tiến lên miền cao, miền núi, chứ không phải từ miền núi xuôi xuống miền biển theo dọc dòng sông

CHỮ QUỐC NGỮ

Chữ Quốc ngữ là chữ ghi âm, chỉ sử dụng 27 ký tự Latin và 6 dấu thanh, đơn giản, tiện lợi và có tính khoa học cao, dễ học, dễ nhớ, thông dụng; thay thế hoàn toàn tiếng Phápvà tiếng Hán vốn khó đọc, khó nhớ, không thông dụng với người Việt. Sự kiện lịch sử du nhậpVăn hóa – giáo dục Phương Tây vào Việt Nam có tính quy luật của phát triển. Linh mục Đỗ Quang Chính, S.J. - tác giả sách Lịch sử chữ quốc ngữ (1620 sau CN – 1659 sau CN), đầu thế kỷ thứ 17 các Giáo sĩ dòng Tên đến Nhật Bản truyền đạo đã thành công khi dùng chữ Latin để ký âm Tiếng Nhật làm nên chữ Nhật romaji - Chữ Nhật Latin hóa - hồi cuối thế kỷ 16. Vì thế khi đến truyền đạo Kito ở Việt Nam, các giáo sĩ dòng Tên đã vận dụng cách làm này để ký âm tiếng Việt và làm nên chữ Việt mới để thuận lợi cho sứ vụ truyền giáo của mình. Các giáo sĩ đến đây thấy tiếng Việt rất khó học vì đã đơn âm lại có thanh điệu, rất khó trong việc phát âm, một âm chỉ cần đọc nặng - nhẹ một tí là sẽ có nghĩa hoàn toàn khác nhau. “Khi vừa đến Đàng Trong, nghe người Việt nói chuyện với nhau, nhất là giữa nữ giới, tôi có cảm tưởng như mình nghe chim hót và tôi đâm thất vọng vì nghĩ rằng không bao giờ học được tiếng Việt” - giáo sĩ Alexandre de Rhodes (còn có tên là Đắc Lộ), người đến Hội An, Quảng Nam cuối năm 1624. Ông đã ở lại cư giáo Thanh Chiêm cách chừng 7km  Cảng Hội An.

Theo nghiên cứu của Học giả Phạm Thận Duật sự hình thành chữ Quốc Ngữ là hệ quả tất yếu kết hợp chữ Việt cổ kiểu Khoa Đẩu viết theo chiều ngang, từ trái sang phải với 17 chữ cái theo vần bằng là phụ âm đi thanh không và với 16 chữ cái theo vần trắc là phụ âm đi với thanh huyền, 11 nét phụ cho những từ vần bằng thành nguyên âm kết hợp với chữ Latinh do các Giáo sỹ đến truyền đạo Kito ở Việt Nam thực hiện từ cuối thế kỷ 17 sau CN. Lịch sử truyền giáo Đạo Kito  cũng ghi như sau: Đầu năm 1625, Alexandre  de Rhodes cùng với bốn cha dòng Tên khác và một tín hữu Nhật Bản, cập bến Hội An, gần Đà Nẵng. Ông bắt đầu học tiếng Việt và chọn tên Việt là Đắc-Lộ. Trong sách " Tự điển Việt - Bồ - La" của Alexanre de Rhode viết: Chỉ trong vòng 3 tuần lễ, chú bé đã dạy tôi học biết tất cả các cung giọng khác nhau của tiếng Việt và cách thức phát âm của từng chữ. Cậu không hề có một kiến thức gì về ngôn ngữ Châu Âu, thế mà, cũng trong vòng 3 tuần lễ này, cậu đã có thể hiểu được tất cả những gì tôi muốn diễn tả và muốn nói với cậu. Đồng thời, cậu học đọc, học viết tiếng Latin và đã có thể giúp lễ. Tôi hết sức ngạc nhiên trước trí khôn minh mẫn và trí nhớ dẻo dai của cậu bé,…”. Đây là sự xác nhận khách quan lịch sử của một Giáo sỹ phương Tây với chữ Việt cổ vẫn còn lưu truyền trong dân gian Việt Nam ở thế kỷ XVII. Trong một ít số văn cúng tế do Pháp sư, Thầy cúng viết lễ tại các Đền, Phủ ở miền Bắc bây giờ vẫn được còn được viết bằng chữ Việt cổ.

Trong bài viết “Một vài văn kiện bằng Quốc âm tàng trữ ở Âu châu” đăng ở tập san Đại Học số 10, tháng 7-1959 tại Sài Gòn, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã viết về việc Viện bảo tàng dòng Tên ở La Mã (Ý) còn giữ được những tư liệu quan trọng. Đó là bức thư và tập lịch sử của Bentô Thiện gửi cho giáo sĩ G. Philippo de Marini đề ngày 25-10-1659 và bức thư của Igesico Văn Tín cũng gửi cho vị giáo sĩ này, đề ngày “mươy hay thánh chính D.C.J. ra đờy một nghìn sáu tram nam muoy chinh – Nghĩa chữ ngày nay: mười hai tháng chín Đức Chúa Jesus ra đời một nghìn sáu trăm năm mươi chín”.

Gia Định Báo - tờ báo đầu tiên được in bằng chữ quốc ngữ

Bìa cuốn Tường trình về khu truyền giáo Đàng Trong được viết năm 1621-1622 bằng tiếng Ý,

“Ngoài bức thư gửi giáo sĩ G. P. de Marini, thầy giảng Bentô Thiện còn viết một tập Lịch sử nước An Nam (LSNAN) gửi cho vị giáo sĩ này. (Tác giả Bentô Thiện không đặt tên cho tập tư liệu lịch sử của mình, nhưng căn cứ vào nội dung tập tư liệu của ông, linh mục Đỗ Quang Chính đã đặt tên là Lịch sử nước An Nam). Qua lời trong thư của Bentô Thiện gửi giáo sĩ Marini, rõ là tập LSNAN được Bentô Thiện viết gửi cho giáo sĩ Marini theo đề xuất của vị giáo sĩ này. Căn cứ từ những dữ liệu xác tín, linh mục Đỗ Quang Chính khẳng định tập tư liệu này được Bentô Thiện viết ở khoảng đầu năm hoặc giữa năm 1659. Nhờ đích thân Bentô Thiện viết cho một tư liệu lịch sử, giáo sĩ Marini không chỉ nhắm đến năng lực chữ quốc ngữ mà còn ở vốn kiến thức của người thầy giảng mà giáo sĩ từng biết qua thời gian truyền đạo ở vùng Kẻ Vó.Với sáu tờ giấy viết chữ cỡ nhỏ ở hai mặt, tức 12 trang, phần nhiều được viết trong khổ 20x29cm, có thể nói tập LSNAN là văn bản quốc ngữ “dài hơi” đầu tiên của người Việt được lưu lại. Nhận thức rằng đây là “công trình” có giá trị với người nước ngoài, mà cụ thể là với vị giáo sĩ mình yêu kính, Bentô Thiện đã viết thành hai bản để gửi đến giáo sĩ Marini qua hai chuyến tàu, mỗi chuyến tàu một bản, để phòng rủi bị thất lạc ở chuyến tàu này thì còn có bản gửi ở chuyến tàu kia.

Trong sách Lịch sử chữ Quốc ngữ (1620-1659), linh mục Đỗ Quang Chính, S.J. - người tiếp cận nhiều tư liệu gốc cho việc nghiên cứu sự hình thành chữ quốc ngữ ngay tại các bảo tàng và văn khố ở châu Âu - đã chép lại toàn văn các văn bản của Igesico Văn Tín và Bentô Thiện để người đọc có thể thấy chữ quốc ngữ ở thời khởi nguyên được viết thế nào. Có thể nói những người học và sử dụng chữ quốc ngữ sớm nhất ở nước ta là những tân tòng - người mới theo đạo (Công giáo) - trẻ tuổi và ham học hỏi bởi họ gần gũi, tiếp xúc thường xuyên với các vị giáo sĩ truyền đạo vốn là những người đang sử dụng chữ quốc ngữ buổi đầu. Igesico Văn Tín và Bentô Thiện đều là tân tòng rồi dần trở thành thầy giảng (đạo). Bức thư của Igesico Văn Tín được viết ở vùng Kẻ Vó (Đàng Ngoài/tức miền Bắc). Còn bức thư của Bentô Thiện được viết tại Kẻ Chợ (tức Thăng Long, cũng thuộc Đàng Ngoài). Bức thư của Igesico Văn Tín gồm hai trang, trang đầu viết trong khổ 17x25cm, có 27 dòng chữ cỡ trung bình, trang hai trong khổ 16x9cm có 11 dòng. Thư của Bentô Thiện cũng gồm hai trang, cỡ chữ nhỏ, viết trong khổ 21x31cm. Cả hai bức thư đều là những lời thăm hỏi, kể về tình hình của những tân tòng, công việc truyền đạo trong vùng cũng như bày tỏ lòng tôn kính, nhớ mong của họ với giáo sĩ Marini.“Ơn đức Chúa Blờy blả’ caõ cho thầi đờy đờy. Bấi nhieu mlờy tôy chép tháng mươy ĩ Igreja mà thư nầi thi ngài Lễ Bà Thánh Daria cũ õn Thánh Chrisanto tử vì đạo, tôy lại ơn thầi là cha vì thương đến con cũ tôy xin cha chớ quên làm chi. Từ Đức Chúa Jesu ra đờy cho đến rài một nghìn sáu trăm năm mươy chín năm. Bentô Thiên tôy tá nhà Thầi - Nghĩa chữ ngày nay: Ơn đức Chúa Trời trả công cho thầy đời đời. Bấy nhiêu lời tôi chép tháng mười Igreja, mà thư này thì ngày lễ bà thánh Daria cùng ông thánh Chrisanto tử vì đạo. Tôi lạy ơn thầy là cha thì thương đến con cùng. Tôi xin cha chớ quên làm chi. Từ Đức Chúa Jêsu ra đời cho đến rày một nghìn sáu trăm năm mươi chín năm. Bentô Thiện tôi tớ nhà thầy”, những câu cuối thư của Bentô Thiện. Và câu cuối thư của Igesico Văn Tín “D. C. Blờy blả’ cõn cho Thài đờy nài và đờy sau – Nghĩa chữ ngày nay: Đức Chúa Trời trả công cho thầy đời này và đời sau”. Cả hai cho thấy phần nào cách dùng từ, văn phong và cách viết quốc ngữ ở giai đoạn tiên khởi.

Trang cuối lá thư của Igesico Văn Tín viết ngày 12-9-1659 bằng chữ quốc ngữ

Bìa quyển Tự điển An Nam-Bồ Đào Nha-Latin của giáo sĩ Đắc Lộ được in ở La Mã năm 1651

Bản gửi theo chuyến tàu thứ nhất được tác giả ghi ở đầu thư là 1a via, còn bản gửi theo chuyến tàu thứ hai được ghi là 2a via, cả hai bản sử lược này đều đến tay giáo sĩ Marini, tất cả đều còn được lưu giữ ở văn khố dòng Tên tại La Mã. Tuy vậy những sự kiện chính yếu diễn ra ở các triều đại đều được tác giả kể ra, cả các chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh, Trọng Thủy - Mỵ Châu, Thánh Gióng cũng được ghi lại với những tình tiết hấp dẫn. Ngoài phần lược sử các triều đại, cây bút “viết quốc sử bằng chữ quốc ngữ đầu tiên” này còn dành phần nói về văn hóa: phong tục tập quán, việc hành chính, địa lý, điểm qua một số chùa chiền, nhà thờ... “Trích của tác giả HUỲNH VĂN MỸ - BẢO TRUNG.

 

Giáo sỹ Alexanre de Rhode người có công lớn làm  ra chữ Quốc Ngữ.

Sách Quốc ngữ đầu tiên

Hai sách chữ quốc ngữ đầu tiên được xuất bản là Tự điển An Nam - Bồ Đào Nha - Latin và Phép giảng tám ngày. Được in và xuất bản tại La Mã năm 1651, Tự điển Việt-Bồ-La và Phép giảng tám ngày, theo linh mục Đỗ Quang Chính, được giáo sĩ Đắc Lộ viết ở Áo Môn khoảng từ năm 1637-1645. Nhận thấy ý nghĩa và giá trị của hai quyển này, Tòa thánh La Mã đã cho phép Bộ Truyền giáo được thành lập giữa năm 1622 xuất bản ngay. In ấn sách chữ Việt lần đầu tốn nhiều công sức. Với các thanh điệu mới, cách ghép vần khác hẳn với chữ viết của các nước dùng mẫu tự Latin vốn đã quen thuộc, để có thể in được chữ quốc ngữ, xưởng in của Bộ Truyền giáo đã phải đúc khuôn chữ in mới.

Với gần 500 trang, Tự điển Việt-Bồ-La, lúc đầu giáo sĩ Đắc Lộ chỉ soạn bằng hai loại chữ quốc ngữ và Bồ Đào Nha. Về sau, theo ý các vị bề trên ở La Mã, ông soạn thêm phần chữ Latin vào để tiện cho người Việt học tiếng Latin. Phép giảng tám ngày - công trình về giảng dạy giáo lý - được Đắc Lộ viết bằng hai thứ chữ quốc ngữ - Latin. Theo nhà nghiên cứu Võ Long Tê dẫn theo linh mục Nguyễn Khắc Xuyên, quyển sách nổi danh về truyền dạy giáo lý này được Đắc Lộ biên soạn hay khởi thảo từ những năm 1627-1629.

Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân

Bức phù điêu giá tượng Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân trên 1000 năm tuổi được dát vàng.

Hiện ở Bình Đà (Bình Minh, Thanh Oai, Tp Hà Nội), xưa mang danh Cổ Nõi/ Kẻ Nõi hay tên Nôm là làng Bùi (thời Lê đổi Bảo Cựu, thời Lý đổi Bảo Đà và Bình Đà có từ Minh Mệnh 1820 thuộc phủ Ứng Thiên – Đỗ Động Giang). Cổ Nõi ngọc phả hiện lưu tại Đến Hùng, niên hiệu Thái Bình thứ hai 971 có ghi “Mộ Quốc Tổ Lạc Long Quân táng tại Ba Đống (Ba Gò) đồng Thượng Bảo Cựu, hậu Bảo Đà..”. Để tri ân Đức Quốc Tổ, dân làng Bảo Đà lập ngôi đền Nội thờ cùng bức phù điêu (Bảo vật quốc gia) trên nghìn năm tuổi..

Lễ Hội từ ngày 24/2 đến mùng 7/3 âm hàng năm. Bình Đà mở hội và rước “bánh vía”:

Ngày 24/2 (tế Quán Sái - tế lễ mục dục tắm rửa, lau chùi, quét dọn đền, hương án, các đồ thờ tự và tắm rửa cho trâu, bò phục vụ tế); ngày 25/2 (tế cáo Tiền Nhật, chuẩn bị trâu, bò tế cùng dân làng ra sân miếu tế lễ Thánh, sau đó đem về các giáp giết mổ “ngưu nhục/thịt trâu bò- trư nhục/thịt lợn đen” dâng tế ở đình Ngoại (thờ Linh Lang Đại Vương); ngày 26/2 (ngày hóa Đức Thánh Linh Lang, cũng là ngày Đệ niên kỷ niệm Dương Cảnh Thành Hoàng – 7 thôn cùng nhau rước 2 lễ vật của mình (1 lễ chay, có oản, bánh trôi, bánh chay, thanh bông hoa quả, trầu cau để dâng ở đền Nội thờ Đức Quốc Tổ – 1 lễ mặn dâng ở đình Ngoại thờ Linh Lang Đại Vương); ngày mùng 1/3 tổ chức lễ dâng, rước đón mã (kèm cây vàng, cây bạc) ra nhà văn chỉ, thông qua Hội đồng trưởng lão của làng duyệt theo thứ tự (mã, vàng, bạc được thờ tròn một năm, kỳ hội sau mới hóa); ngày mùng 2/3 (lễ Nhật luân nhập tịch kỳ phước do một thôn chọn phải có 2 lễ (lễ chay tế tại đền Nội, lễ mặn tế tại đình Ngoại) để cầu phúc; ngày mùng 3/3 (lễ Nhật luân nhập tịch kỳ phước, chủ yếu đón dân chúng, chính quyền, đoàn thể các làng quanh vùng đến lễ và dự hội cổ truyền); ngày mùng 4/3 (lễ phần mã ký hoàn, lễ hóa mã năm trước, rước sắc, kiệu Long đình, Giá cỗ, Bát cống cùng lễ vật dâng vào đền Nội và đình Ngoại, hành tiến rợp trời cờ thần, chấp kích, trống chiêng, bát âm, diễn ra náo nhiệt cổ súy của dân làng); tối mùng 5/3 (lễ Trào, theo tục từ chập tối cửa đền tạm khép, nội bất xuất, ngoại bất nhập sau một tuần nhang, chỉ có quan tế chủ 2 đền Nội và đình Ngoại và người đứng đầu chính quyền dự lễ, hành lễ mật cúng, thỉnh mời các bậc Thánh hiền và truyền thông điệp khẩn cầu của dân tới Thành Hoàng và bách thần, cầu phúc, cầu an cho bàn dân thiên hạ); ngày mùng 6/3 ngày mùng 7/3 làm lễ tạ yên vị để lại 3 kiệu, còn 3 kiệu rước trả về đền Nội (hoàn cung). Những năm gần đây, lễ hội Quốc Tổ Lạc Long Quân ở Bình Đà chỉ tổ chức trong 3 ngày từ mùng 4 đến mùng 6/3 âm mang bản sắc văn hóa dân tộc của người Lạc Việt. Năm 2014 Lễ hội đền thờ Đức Quốc Tổ được Bộ trưởng Bộ VHTTDL ra Quyết định công nhận đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

 

KINH ĐÔ LẠC VIỆT - DI CHỈ VĂN HÓA LƯƠNG CHỬ

LÀ KINH ĐÔ NƯỚC XÍCH QUỶ?

Bài lược trích của Học giả Hà Văn Thùy

Lời giới thiệu của tác giả: Trong tất cả những nền văn hóa tiền sử được phát hiện trên đất Trung Hoa, văn hóa Lương Chử có vai trò đặc biệt quan trọng. Là nền văn hóa có diện tích bao phủ lớn nhất, với lượng hiện vật lớn và tiến bộ nhất, với ký tự vào loại sớm nhất được phát hiện và đặc biệt là tòa thành lớn, được xây dựng vững chắc nhất… Lương Chử là di tích của kinh đô nhà nước cổ đại đầu tiên ở phương Đông. Do vậy, đó là nền văn hóa góp phần quyết định soi sáng lịch sử phương Đông.

Văn hóa Lương Chử Văn hóa Lương Chử (Liangzhu) được phát hiện năm 1936 tại trấn Lương Chử, huyện Dư, thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, là nền văn hóa khảo cổ Hậu kỳ Đá Mới, tồn tại từ 3,300 tới 2,200 năm Tr.CN ( cách ngày nay là 5,316 năm đến 4216 năm), do văn hóa Mã Gia Bang và văn hóa Tung Trạch phát triển lên. Văn hóa Liangzhu phân bố chủ yếu ở Thái Hồ, thuộc lưu vực sông Dương Tử, nơi người Việt cổ định cư, bao gồm Dư Hàng Liangzhu, Nam Gia Hưng, Đông Thượng Hải, Tô Châu, Thường Châu, Nam Kinh. Di chỉ còn được mở rộng ra phía tây đến An Huy, Giang Tây, phía bắc tới bắc Giang Tô, lan tỏa tới gần Sơn  Đông. Văn hóa Lương Chử còn ảnh hưởng tới phía nam Sơn Tây. Vào thời điểm đó, sức mạnh của Liangzhu chiếm một nửa đất nước Trung quốc ngày nay, nếu trình độ kinh tế và văn hóa không cao, thì không thể thực hiện được.Văn hóa ngọc Lương Chử đại diện cho làn sóng thứ hai của nền văn hóa ngọc bích thời tiền sử phương Đông (làn sóng đầu tiên là văn hóa ngọc Hồng Sơn, lưu vực sông Lao Hà, vùng Nội Mông). Ngọc bích có tông, việt, hoàng (ngọc bán nguyệt), ngọc hình vương miện, ngọc hình đinh ba, vòng tay, ngọc hình ống, Amanda, mặt dây chuyền, ngọc hình trụ, hình nón, nhẫn ngọc. Ngọc thờ cúng (tông, bi, rìu) được đề cao, sau này được các vương triều Trung Nguyên thừa kế.Công cụ bằng đá khai quật ở Liangzhu có đá hình lưỡi liềm, đầu mũi tên, dáo, rìu đục lỗ, dao đục lỗ, đặc biệt là cày đá và dụng cụ nhổ cỏ được sử dụng, cho thấy nông nghiệp bước vào giai đoạn dùng cày. Đồ gốm đánh bóng màu đen là đặc điểm của gốm Lương Chử.Trên gốm và ngọc bích xuất hiện một số lượng lớn các ký tự đơn hoặc nhóm mang chức năng văn bản, các học giả gọi là “văn bản gốc” cho thấy giai đoạn bắt đầu trưởng thành của ký tự tượng hình. Ký tự là dấu hiệu quan trọng của xã hội văn minh. Di tích thành phố cổ Liangzhu có thể được gọi là "thành phố phương Đông đầu tiên", là cái nôi của nền văn minh Trung Hoa, "bình minh của nền văn minh" phương Đông, là thánh địa của văn minh phương Đông, được xếp vào "Danh sách Di sản thế giới". Các bức tường thành được dựng ở phía tây nam và đông bắc, chứng tỏ người xưa xây dựng thành phố về mặt địa lý một cách cẩn thận và có quy hoạch.

Thành phố cổ có bức thành theo hướng đông tây dài 1.500-1.700 m, chiều Bắc-Nam khoảng 1.800-1.900 mét, hình chữ nhật hơi tròn. Một số phần của bức thành còn lại cao 4 mét, mặt cắt 40 mét bề mặt, đáy 60 mét (so sánh với bức tường thành phố cổ Tây An được xây dựng trong những năm Hồng Vũ nhà Minh, chân thành 18 mét mặt rộng 15 m) bằng đất hoàng thổ nguyên chất, đưa từ nơi khác tới, được đầm nén kỹ. Thành phía tây dài khoảng 1000 m, có mặt cắt từ 40 đến 60 mét, phía nam liền với Phượng Sơn, bắc tiếp Đông Thiều Hoát. Tường thành phía nam, phía bắc và phía đông dưới đáy đều có móng bằng đá cùng khối lượng lớn hoàng thổ được đầm chặt. So với bức tường phía tây, ba mặt của tường thành phức tạp hơn: rất nhiều nền đá được khai quật, những bức tường đá bên ngoài tương đối lớn, bên trong nhỏ hơn. Thành đắp bằng hoàng thổ, đôi khi thêm một lớp đất sét màu đen, tăng khả năng chống thấm. Các nhà khảo cổ cho rằng những dấu vết còn lại chứng tỏ bức thành phía tây được xây dựng đầu tiên, cho đến khi có kinh nghiệm mới xây dựng ba bức thành kia.Từ vị trí, sự bố trí và đặc điểm cấu trúc của thành cổ Liangzhu được phát hiện có những cung điện nơi nhà vua và giới quý tộc ở chính là kinh đô thời kỳ Liangzhu. Các nhà khảo cổ tin rằng thành phố cổ đó thực sự là "nhà nước Liangzhu cổ đại.". Năm 1986 -1987, di chỉ Phản Sơn Liangzhu được phát hiện. 11 ngôi mộ lớn được khai quật, thu hơn 1200 miếng gốm, đá, ngà voi và ngọc khảm sơn mài. Trong những năm gần đây, di chỉ văn hóa Liangzhu được tìm thấy tăng từ 40 lên đến 135 địa điểm, với những làng, nghĩa trang, bàn thờ và các di tích khác. Một số lượng lớn vật tùy táng được khai quật từ các ngôi mộ, chiếm hơn 90% là ngọc bích, một biểu tượng của sự giàu có và quyền thế. Rìu được làm bằng Ngọc là một biểu tượng của sức mạnh quân sự và cung cấp thông tin có giá trị. Đây là bộ sưu tập ngọc lớn nhất thế giới được tái xác định, đặt tên. Năm 1994 cũng tìm thấy các cơ sở xây dựng siêu khổng lồ, có diện tích hơn 300.000 m2, xác nhận sự bồi đắp nhân tạo của hoàng thổ, dày tới 10,2 mét, kỹ thuật và quy mô rộng lớn của nó vào loại hiếm trên thế giới. Nghiên cứu khảo cổ học cho thấy giai đoạn văn hóa Liangzhu, nông nghiệp đã bắt đầu tiến vào thời kỳ cày đất, thủ công mỹ nghệ trở nên chuyên nghiệp hơn, công nghiệp chế tác ngọc đặc biệt phát triển. Việc xuất hiện lượng lớn ngọc bích thờ cúng đã mở ra nghi thức xã hội, sự phân biệt giữa lăng mộ lớn của quý tộc và mộ dân thường cho thấy phân chia đẳng cấp xã hội. Việc phát hiện một số lượng lớn các ngôi mộ khác nhau thể hiện rõ tình trạng giai cấp trong xã hội thời bấy giờ.  Văn hóa Liangzhu đã cho thấy một xã hội với tổ chức Nhà nước quy mô, các tầng lớp xã hội đã hình thành và phát triển.

Trong văn hóa ngọc Liangzhu có một mô hình rất bí ẩn liên tục xuất hiện, một motipe đặc biệt khốc liệt của chiến trận, không thể không gợi nhớ tới chiến binh Si Vưu. Si Vưu là lịch sử cổ xưa của Nam Man huyền thoại, được coi là vị Thần Chiến tranh. Văn hóa rìu đá Liangzhu phát triển cao, cho thấy rằng người Liangzhu có vũ khí tinh nhuệ và dũng mãnh trong chiến trận. Sau khi Si Vưu bị vương triều Hoàng Đế đánh bại, văn hóa Liangzhu bước vào thời kỳ suy thoái. Truyền thuyết nói một vài bộ lạc liên minh với Si Vưu gồm nhóm Đông Di, Sơn Đông và các bộ lạc sống trong lưu vực sông Dương Tử. Tù trưởng bộ tộc Si Vưu có một liên minh bộ lạc lớn được gọi là Cửu Lê, phạm vi của nó bao gồm tất cả các nền văn hóa Liangzhu bản địa, người Lê Liangzhu mạnh mẽ nên đứng đầu Cửu Lê. Trong Cửu Lê có một chi gọi là Vũ nhân hoặc Vũ dân. Họ suy tôn chim, thú, làm tổ tiên, và do đức tin đó, thờ phượng chim, thú. Hình khắc trên nền văn hóa ngọc bích Liangzhu nhiều nhất là hình chim, thú, được coi là vật tổ của người Lương Chử - Liangzhu. Vì vậy, người Liangzhu có thể có tên là Vũ Nhân hoặc Vũ Dân. Trong các di chỉ lớn của nền văn minh tiền sử phương Đông, thì Liangzhu lớn nhất, mức phát triển cao nhất. Ngày 29 Tháng 11 năm 2007, Khảo cổ Trung Quốc tại Hàng Châu, thông báo rằng 5,000 năm trước, thành phố cổ Lương Chử có diện tích hơn 2.900.000 m2 đã được tìm thấy trong vùng lõi của di tích Liangzhu. Giáo sư Đại học Bắc Kinh Nghiêm Văn Minh và các nhà Khảo cổ khác chỉ ra rằng đây là các di chỉ thành phố giai đoạn văn hóa Liangzhu lần đầu tiên được phát hiện ở khu vực sông Dương Tử. Thành phố cổ Liangzhu cho thấy nền văn hóa Liangzhu 5.000 năm trước đã phát triển trưởng thành một Đô thị rất lớn thời Cổ đại. Cần chú ý rằng về niên đại và vị trí Lương Chử thời kỳ đó là thuộc về lãnh thổ Người Việt (Bách Việt).

Ban Di sản Quốc gia Trung Quốc cho biết: “Nhóm di sản Liangzhu sẽ trở thành đền thờ 5,000 năm của nền văn minh Trung Quốc. Có thể lúc này hai nhà nước cổ ra đời: phia tây là nhà nước Ba Thục gồm vùng đất Ba Thục phía tây Trung Quốc và Thái Lan, Miền Điện do vị vua Can Công lãnh đạo. Ở phần còn lại của Hoa lục, cùng với Đông Dương là nhà nước do Thần Nông trị vì. Vương quốc của Thần Nông rất rộng lớn, gồm lưu vực Hoàng Hà và Dương Tử. Theo tiến trình Bắc tiến của người Việt, lưu vực sông Dương Tử điều kiện tự nhiên thuận lợi và được khai thác sớm nên có sự phát triển trước, trở thành trung tâm lớn mạnh về kinh tế, văn hóa, chính trị, quân sự. Do vị trí đặc biệt của nó nên vùng Lương Chử của Thái Hồ trở thành kinh đô của các vương triều Thần Nông. Khoảng năm 4879 Tr.CN, Đế Minh, hậu duệ của Thần Nông chia đất, phong vương cho con là Đế Nghi cai quản lưu vực Hoàng Hà, Kinh Dương Vương cai quản lưu vực nam sông Dương Tử xuống hết vùng Quảng Đông, Quảng Tây, Vân nam, Bắc và Trung bộ Việt Nam ngày nam. Kinh Dương vương lập ra nước Xích Quỷ”.

Hình trong ngọc Lương Chử thường khắc " Thần nhân thú diện-神人獸面" để tôn thờ mà ngày nay các nhà nghiên cứu cho rằng đây là Viêm Đế hoặc Si Vưu v v... Cái mà người ta gọi là " thú diện" thì đây chính là gương mặt của con rồng, từ thời Tần, Hán cho đến ngày nay người ta vẫn vẽ gương mặt của con rồng như vậy. Đây chính là dấu ấn "con Rồng cháu Tiên" như truyền thuyết của người Việt. Học giả Trung Quốc sau khi khảo chứng gọi dân cư Lương Chử là “Vũ nhân hay Vũ dân.” Do  và Bàng cùng thuộc về chim nên có thể hiểu người dân thờ chim này nhận mình là Hồng Bàng, như trong truyền thuyết về họ Hồng Bàng. Các hài cốt di vật Khảo cổ ở Lương Chử là chủng người Việt cổ. Đó cũng chính là Người Việt cổ từ Văn hóa Hòa Bình đi lên Phương Bắc sau thời kỳ Băng Hà từ gần 40.000 năm. Qua nhiều ký tự được khắc trên ngọc Lương Chử cho thấy, vào thời Lương Chử, chữ của người Việt đã trưởng thành. Chữ Lương Chử thô sơ hơn Giáp Cốt văn Ân Khư và có trình độ tương đương với chữ khắc trên đá Cảm Tang, cho thấy, có sự thống nhất về văn hóa rộng lớn trong quốc gia Xích Quỷ ở phía nam Dương Tử. Chữ Lương Chử, Cảm Tang là tiền bối của Giáp Cốt văn Ân Khư. Các kết luận của GS Trần Đại Sỹ , được trình bầy ở nhiều hội nghị quốc tế , từ năm 1992 là trùng khớp với các ghi chép trong Ngọc Phả  Hùng Vương. Những năm 1978-1979, GS Trân Đại Sỹ đã đi khắp năm tỉnh phía Nam Trung quốc : Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu và Tứ Xuyên . Ông đã tìm được hơn 100 di tích miếu, đền thờ Hai Bà Trưng, Vua Bà và các Tướng lĩnh của Hai Bà Trưng trên vùng đất Lưỡng Quảng ngày nay.

Họ Vũ là một trong những họ tối cổ của Dân tộc Lạc Việt:

Chữ Vũ trong Hán – Việt có nhiều nghĩa, nghĩa là Mưa, nghĩa là Lông Chim, nghĩa là Võ công (Vũ công), để có phân tích khoa học xác đáng cần phải có các Nhà Hán – Nôm khảo chứng. Về  sự kiện lịch sử:” Người Việt chọn người Tuấn Kiệt lên làm tướng” – Hoài Nam Tử, sách đã dẫn, qua khảo sát thực tế các di tích Lịch sử, các bia ký, sắc phong thần, thần phả, thần tích,… đã tìm thấy hai vị tướng cầm quân thời kỳ này là Cao Minh Đại Vương Vũ Công Bách và Cao Sơn Đại Vương là Vũ Công Điền. Qua các sử liệu được thống kê thành hồ sơ các Ngài đã công bố quyết định số: 301/QĐ – UBND ngày 01/02/2010 Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc công nhận xếp hạng Lịch sử - Văn hóa di tích Đình Làng Đông Mật tại xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Làng Đông Mật, xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, là một xã cổ nằm kề bên cố đô Phong Châu của Nhà nước Văn Lang. Các làng cổ của xã Sơn Đông như làng Gốm có các thôn Quan Tử, Triều Đông, Cương Đông, Phú Thị và các làng Đông Mật, Phú Hậu, Lũng Tuyền có từ thời Hùng Vương. Xã Sơn Đông nằm trong thung lũng Phong Châu giữa hai dẫy núi lớn là núi Ba Vì (Tản Viên – thuần Dương) và Tam Đảo thuần Âm là 2 trong 4 long mạch chính của Việt Nam. Xã Sơn Đông lại có vị trí ngay tại ngã ba sông sông Hồng, sông Lô, sông Đà là hợp lonh của 3 sông lớn nhất phía Bắc Việt nam, ngày nay tại làng Đông Mật vẫn còn 2 giếng nước cổ phun nước vĩnh cửu. Đất này được coi là “ Địa linh, Nhân kiệt” sinh ra rất nhiều vị Danh nhân, các Anh hùng cứu nước. Tại đây có dòng họ Vũ Công gốc Việt Thường được coi là một trong những dòng họ cổ nhất của người Lạc Việt. Tại đây cũng đã phát hiện di vật khảo cổ người Việt định cư ở vùng đất này ( Phong Châu) cách đây từ 10,000. năm đến 8,000. năm. Họ Vũ Công có thể đã hình thành từ một vùng đất được đặt tên tương tự khi người Việt cổ phát minh chữ viết Khoa Đẩu. Bằng công nghệ xét nghiệm tmDNA, khoa học đã xác định chủ nhân của văn hóa Lương Chữ là người Lạc Việt. Bộ xương người cổ  Lương chữ hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Văn hóa Liangzhu Chiết Giang, Trung Quốc.

Tại Việt nam, khu di tích làng Lệ Mật, xã Sơn Đông, Huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc hiện còn một bia ký khắc dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 45 (năm 1784) bia ký này được ghi số 15440 theo danh sách văn bia Vĩnh Phúc. Bia có kích thước 60cm x 35cm. chữ khắc 15 dòng mỗi dòng có từ 02 chữ đến 49 chữ, và lưu giữ 09 đạo sắc phong. Tại làng Quan Tử, xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vinh Phú hiện nay còn có Nhà thờ Họ Vũ. Nhà thờ họ được dựng lại vào năm Quý Mùi 1943. Trong bàn thờ chính còn có bia đá cổ: “Vũ Tộc Thủy tổ”. Nhà thờ Họ Vũ này được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh năm 2001. Họ Vũ xã Sơn Đông gồm 3 chi họ là: Vũ – thôn Đông Thịnh, Vũ – thôn Quan Tử, Vũ – thôn Phú hậu Thượng. Họ Vũ ở đây tương truyền có từ thời nước Việt thường cách đây hơn 5,000. năm. Xã Sơn Đông có 17 Danh Nhân, Anh Hùng thời cổ. Có 2 vị Đại tướng thời Hùng vương được thờ làm Thành Hoàng làng, 1 Tướng thời Hậu Lê, 1 thầy giáo là Thành Hoàng làng, 13 Tiến sỹ các triều đại phong kiến.

Cũng tại vùng đất này bên hữu ngạn kề bên làng Đông Mật ở tả ngạn sông Lô, năm 17 sau CN, là nơi sinh ra Vị Nữ Anh hùng đầu tiên của Dân tộc Việt Nam - Uy viễn Đông nhung Đại tướng quân Vũ thị Thục Nương có bố đẻ là Nhà giáo Thầy thuốc Vũ Công Chất – thuộc dòng hậu duệ của Quý Minh Đại Vương Vũ Công Bách và Cao sơn Đại Vương Vũ Công Điền. Theo các tài liệu cổ, đến nay tạm thời tôn xưng các Cụ Vũ Công Bách và Vũ Công Điền là Thủy tổ của một Chi Họ Vũ tối cổ trong các họ của Dân tộc Lạc Việt. Bà Vũ thị Thục Nương có mẹ đẻ là bà Hoàng Thị Mầu, sau khi Bà hóa ngày 17/3 năm 43 sau Công Nguyên khi mới 26 tuổi, Bà hiển Thánh là Thượng Đẳng Phúc Thần tối linh, tối cao kiêm ba ngôi Thánh Mẫu Thượng Thiên, Thượng Ngàn và Thánh Mẫu Thoải Phủ trong trong Đạo Thánh Mẫu Việt Nam.

Khảo thuật về cổ tịch có liên quan đến Việt Nam thuộc các triều đại ở Trung Quốc

Thứ bảy, 16 Tháng 3 2013 22:39 Hà Thiên Niên

Sách An Nam chí lược của Lê Tắc

Số lượng văn hiến có liên quan đến Việt Nam trong lịch sử Trung Quốc khá phong phú, nhưng nhiều tác phẩm đã thất lạc, số còn lại thì việc chỉnh lý và sử dụng cũng chưa được bao nhiêu. Bài viết này, trên cơ sở thư mục xưa nay và các điển tịch liên quan, thử tìm hiểu rõ tình trạng cơ bản của loại văn hiến này về các mặt: phân bố lịch sử, hiện trạng mất còn, quan hệ giữa chúng với nhau, đồng thời trình bày vắn tắt giá trị của chúng. Với bài viết này, hy vọng sẽ cung cấp một đầu mối văn hiến cơ bản cho công tác nghiên cứu về Việt Nam.

Quế Lâm, Tượng Quận. Tượng Quận bao gồm miền đất Trung bộ và Bắc bộ của Việt Nam hiện nay. Năm 939 (năm thứ 4 niên hiệu Thiên Phúc đời Hậu Tấn), Ngô Quyền tự lập, xưng vương, đây được coi là sự mở đầu của nền độc lập của Việt Nam. Trong khoảng thời gian chừng một nghìn năm đó, vùng Bắc và

Trung bộ Việt Nam hoặc được gọi là Giao Chỉ, Giao Châu, hoặc được gọi là An Nam. Việt Nam sau khi độc lập thường tự xưng là Đại Việt - Sau năm thứ 7 niên hiệu Gia Khánh đời Thanh.Việt Nam sau khi độc lập thường tự xưng là Đại Việt - Sau năm thứ 7 niên hiệu Gia Khánh đời Thanh (năm 1802) mới gọi là Việt Nam, nhưng Trung Quốc vẫn thường gọi Giao Chỉ, An Nam. Tình hữu nghị giữa hai nước Trung - Việt có nguồn gốc lâu đời. Việt Nam cũng như Triều Tiên và Nhật Bản là những quốc gia mà tầng lớp sĩ đại phu Trung Quốc rất đồng cảm, được coi là nước dùng chung một thứ chữ viết, cho nên trong lịch sử Trung Quốc đã sản sinh rất nhiều thư tịch hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp ghi chép lịch sử, địa lý, phong tục Việt Nam. Có nhiều cổ tịch viết bằng chữ Hán do người Việt Nam biên soạn ra đời và lưu truyền trên đất Trung Quốc, như Việt sử lược, An Nam chí lược của Lê Trắc, Nam Ông mộng lục của Lê Trừng. Những thư tịch này truyền về trong nước Việt Nam, có ảnh hưởng không nhỏ đối với sử học và văn học ghi chép về Việt Nam được ghi trong lịch sử, thực lục, địa chí, loại thư cũng có rất nhiều sử liệu liên quan đến Việt Nam, nhưng vì chúng rất phân tán, ở đây không giới thiệu gì đặc biệt. Đối với sách vở cận đại, vì đã được các sách thư mục Thanh sử cảoThanh sử cảo nghệ văn chí thập di giới thiệu rất rõ.

Sách chuyên thư chép về Giao Châu sớm nhất có Giao Châu dị vật chí 1 quyển do Dương Phu cuối đời Hán soạn, Nam Việt chí 8 quyển do Thẩm Hoài Viễn đời Tấn soạn, Giao Châu tiên hiền truyện 3 quyển do Phạm Viên soạn, Giao Châu tạp sự 9 quyển, Giao Châu quảng ký của Vương ẩn, Giao Quảng nhị châu ký 1 quyển của Vương Phạm, Giao Châu ký của Lưu Hân Kỳ. Các sách nói trên được nhắc tới trong sử chí, còn chúng thì đã thất truyền từ lâu lắm rồi. Một số đoạn văn của các sách đó thấy dẫn, chép trong các sách Thủy kinh chú, Sử ký sách ẩn, Bắc đường thư sao, Thái Bình hoàn vũ ký. Trong Lĩnh Nam di thư có bản chép Giao Châu dị vật chí. Giao Châu ký đã mất. Thủy kinh chú từng dẫn Giao Châu ngoại vực ký, sách này không thấy chép trong Tùy kinh tịch chíĐường thư nghệ văn chí. Theo Nghệ văn loại tụ, quyển 6, mục Châu bộ Giao Châu thì Địch Cung cũng có Giao Châu ký. Trong Thái Bình ngự lãm, chữ Địch viết thành chữ Hoàng . Diêu Chấn Tông đời Thanh dựa vào một câu "Sĩ Nhiếp trước lục, Lưu Bỉnh tải thư, tắc lỗi lạc anh tài, xán nhiên doanh trục giả hĩ (Sĩ Nhiếp làm sách, Lưu Bỉnh chép sách, là những bậc anh tài lỗi lạc, rõ ràng được (người đời) rất chú ý)" được chép trong Thông sử - Tạp thuyết để đoán định Sĩ Nhiếp có sách Giao Châu nhân vật chí, nhưng rốt cuộc cũng chưa thấy đời nào có sách này, cũng chưa thấy có sách nào dẫn dụng cả.

Đời Đường hầu như không có sách chuyên chép về Giao Châu - Những sách mà Tân cựu Đường thư thu nạp đều là sách đã có từ trước đời Tùy. Nhưng Lĩnh Biểu lục dị, 3 quyển của Lưu Tuân có nhiều đoạn nói tới Giao Chỉ. Sách này đã mất, trong Thuyết phu, Tụ trân bản tùng thư của Uyển ủy Sơn đường, có bản tập hợp các bản đã mất. Quan coi thư viện Tứ khố toàn thư từng lẩy ra được 3 quyển từ Vĩnh Lạc đại điển, và nói rằng nguyên thư mười phần chỉ còn tám chín Tứ khố toàn thư tồn mục tùng thư không thấy chép.

Đến thời Tống có An Nam biểu trạng, 1 quyển, do Lý Thiên Tộ tức vua Lý Anh Tông (ở ngôi năm 1138 - 1175) của Việt Nam biên soạn và Giao Chỉ sự tích, 10 quyển, của Triệu Hiệp. Trong quyển 7 sách Trực Trai thư lục giải đề, Trần Chấn Tôn nói: "Giao Chỉ sự tích gồm 10 quyển, quan Tri Châu ở Tân Châu là Triệu Hiệp soạn". Tân Châu ở đời Tống thuộc đông lộ phía nam Quảng Đông, rất gần Việt Nam. Tác giả có thể vì vậy mà hiểu biết về Việt Nam rất rộng. Cùng trong quyển đó lại nói: "An Nam biểu trạng gồm 1 quyển, năm thứ 25 niên hiệu Thiệu Hưng Lý Thiên Tộ tiến cống. Từ năm thứ 2 niên hiệu Tĩnh Khang trở đi, đến lúc này mới thông". Năm thứ 25 niên hiệu Thiệu Hưng, ở triều Lý là năm thứ 16 niên hiệu Đại Định, tức là năm dương lịch 1155. Sách này cũng được Văn hiến thông khảo của Mã Đoan Lâm chép. Ngoài ra, Tống sử nghệ văn chí  còn chép quyển 2 của 10 thiên An Nam nghị của Trần Thứ Công, (như trên) An Nam biên thuyết 5 quyển, của Triệu Thế Khanh, An Nam thổ cống phong tục 1 quyển (quyển 3). Bí thư sảnh tục tứ khố thư mục thu chép An Nam hội yếu nhất quyển (Sử bộ địa lý loại), Trung hưng quản các thư mục thu chép Giao Quảng đồ 1 quyển (Sử bộ địa lý loại). Theo lời tổng tựa đầu sách Việt Kiệu thư, thời Tống Ninh Tông, quan Trực các Trương Hiệp còn biên soạn An Nam chí. Giao Chỉ sự tíchAn Nam hội yếu, đến đời Minh, Tiêu Hoằng với tác phẩm Quốc sử kinh tịch chí tuy có chép, nhưng chỉ là sao từ các bộ thư mục khác. Cho nên, các sách kể trên đã mất từ lâu.

Đời Nguyên, An Nam chí lược là một bộ sử thư quan trọng chuyên chép về An Nam. Sách này ở Trung Quốc có bản chỉnh lý của Trung Hoa thư cục, ở Việt Nam cũng có một bản được lưu truyền. Thời gian định cư ở Trung Quốc, cả Lê Trắc và Trần Ích Tắc đều có làm thơ được lưu truyền các đời. Lê Trắc có Tĩnh Lạc cảo 1 quyển, chép ở quyển 16 Nguyên thi tuyển tam tập, ngoài ra Lê Trắc còn có Lư Sơn du ký 3 quyển, nhưng không thấy lưu truyền. Trần ích Tắc có An Nam tập 1 quyển, thấy chép trong quyển 68 sách Nguyên thi tuyển sơ tập. Ngoài ra, người Trung Quốc khi đi sứ sang Việt Nam thường biên chép về phong cảnh núi non sự vật ở những nơi họ đi qua, và cũng thường làm thơ đề vịnh những nơi đó. Văn Uyên các thư mục (quyển 2) của Dương Sĩ Kỳ đời Minh có chép 1 bộ 1 sách tác phẩm Trần Cương Trung An Nam lục, 1 bộ 1 sách Trần Cương Trung xuất sứ thi . Trần Cương Trung tức Trần Phu. Năm thứ 29 niên hiệu Chí Nguyên, Nguyên Thế tổ sai Lương Tằng đi sứ An Nam, Trần Phu làm Phó sứ với tư cách là Hàn lâm viện Biên tu. Trong thơ của Trần Phu chép ở quyển 6 tập thơ Nguyên thi tuyển nhị tập có nội dung đề vịnh những điều mắt thấy tai nghe trên đường đi sứ Việt Nam. Tứ khố toàn thư tập bộ biệt tập loại cũng chép tập thơ của Trần Phu, trong đó có Giao Châu cảo, nội dung giống như Nguyên thi tuyển nhị tập. Thế thì, Giao Châu cảo phải là Trần Cương Trung xuất sứ thi trong Văn Uyên các thư mục. Trong Trần Cương Trung thi tậpTứ khố toàn thư đã thu nạp, ngoài Giao Châu cảo, còn phụ chép 1 quyển, quyển ấy chép Dụ An Nam chiếu thư, An Nam tạ tội biểu và thư từ qua lại giữa Trần Phu với An Nam, nội dung có thể tương đương với Trần Cương Trung An Nam lục. Ngoài ra, Thuyết phu bản Uyển ủy Sơn đường có An Nam hành ký, có chỗ chép là Thiên Nam hành ký, do Từ Minh Thiện đời Nguyên soạn. Sách này cũng được chép trong Tích thốn âm trai tùng sao. Theo như quyển 3 An Nam chí lược đã chép thì Tiêu Phương Nhai có soạn Sứ giao lục. Căn cứ vào Nguyên sử Trương Lập Đạo truyện, thì đời Nguyên, Trương Lập Đạo có soạn An Nam lục. Theo như Bổ tam sử nghệ văn chí của Tiền Đại Hân, còn có hai vị sứ thần tên là Nguyên Trinh và Văn Tử Phương, mỗi người soạn một tác phẩm Sứ Giao lụcAn Nam hành ký.

Đời Minh Thanh, qua lại giữa Trung Quốc và Việt Nam càng mật thiết hơn, càng có nhiều tác phẩm ra đời, số tác phẩm được truyền ở đời không phải là ít. Trong số đó phần nhiều là tác phẩm của các sứ giả ngoại giao, cũng có một bộ phận mang tính chất du ký.

Đời Minh có bộ Đại Việt sử lược, tác giả là người Việt Nam. Ghi chép sớm nhất về bộ sách này là Văn Uyên các thư mục của Dương Sĩ Kỳ. Về sau có Bí các thư mục của Tiền Phổ, Lục Trúc đường thư mục của Diệp Thịnh và Tứ khố toàn thư tổng mục đều có chép. Nội dung của Đại Việt sử lược có thể tìm thấy trong Thủ Sơn các tùng thư, Tứ khố toàn thư. ở Thư viện Thượng Hải có bản sao sách này của Tri Thánh Đạo Trai đời Thanh. Ngoài Đại Việt sử lược còn có Nam Ông mộng lục của Lê Trừng được chép trong Kỷ lục vựng biên, sử địa loại của Tùng thư tập thành sơ biên cũng có chép.

Đời Minh do có một thời kỳ ngắn chiếm đóng Việt Nam, về sau lại có chuyện họ Mạc soán đoạt ngôi nhà Lê, xoay quanh những hoạt động chính trị ấy, đã ra đời hàng loạt tác phẩm sử học phản ánh tình hình chính trị địa lý Việt Nam - Hoàng Phúc có Phụng sứ An Nam thủy trình nhật ký, 1 quyển. Sách này hiện còn trong Kỷ lục vựng biên phần sử địa loại của sách Tùng thư tập thành sơ biên cũng có chép. Sách ghi chép những năm thuộc niên hiệu Vĩnh Lạc nhà Minh, về chiến tranh Việt Nam có Bình định Giao Nam lục, 1 quyển, của Khâu Tuấn, sách còn có tên là Định Hưng vương bình định Giao Nam lục. Sách này xưng nhân vật chính trong truyện là "vương" tức chỉ Trương Phụ, nội dung nhiều chỗ giống với quyển 6 Việt Kiệu thư, cuối sách có câu "Nam Kỷ Tỵ niên hiệu Chính Thống, mất trong khi làm việc công, đến đây là 37 năm". Lời tựa Việt Kiệu thư đề tháng 6 năm Canh Tý niên hiệu Gia Tĩnh (1540). Vậy là Việt Kiệu thư được làm tiếp nối thêm cho Bình định Giao Nam lục. Nhiều thư mục đời Minh có ghi chép về sách này, hiện thấy chép trong các tùng thư: Quốc triều điển cố, Kim hiến vựng ngôn, Kỷ lục vựng biên, Trạch Cổ trai trùng sao.

Sách liên quan đến họ Mạc, có An Nam tấu nghị. Tạp sử loại tồn mục trong Tứ khố toàn thư có chép sách này, không ghi tác giả, chỉ nói là tập sớ của Trương Toàn, gồm 1 quyển. Sử bộ sách Trung Quốc cổ tịch thiện bản thư mục thì đề là Trương Toàn soạn, gồm 2 quyển. Tồn mục tùng thư có chép sách này. Một tác giả gần đây là La Chấn Thường, với tác phẩm Thiện bản thư sở kiến lục, quyển 2, có chép về một quyển sách cùng tên, và chua: "Nghiêm Tung đời Minh soạn, bản chép trên giấy, bìa màu lam, sao từ đời Minh. Sách chép những việc về giao thiệp với An Nam, cuối sách có phụ chép Nghị phủ An Nam sự nghị, có chú thích bên cạnh: Quốc triều điển cố 93, có lẽ chuyển chép từ một sách khác. Tàng thư Thiên Nhất Các, nay quy về kho sách Đại Vân của họ La". Xét thấy rằng, những điều mà họ La biết cũng được chép vào trong Quốc sử kinh tịch chí - Tập bộ Tấu nghị của Tiêu Hoằng và quyển 2 sách Vạn Quyển đường thư mục của Chu Mục Lương đều ghi là Nghiêm Tung soạn. Sau khi Đặng Dung cướp ngôi nhà Lê, hậu duệ họ Lê là Lê Ninh sai Trịnh Duy Liêu chạy sang Bắc Kinh cáo nạn và xin viện binh. Triều đình bàn thảo, mỗi người một ý. Căn cứ các đoạn chép trong Minh sử - An Nam truyện: "Bọn Hạ Ngôn và Trương Toàn ra sức nói rằng nghịch thần cướp ngôi đoạt nước, không chịu triều cống, đáng đánh lắm", "Bấy giờ Nghiêm Tung nắm bộ Lễ, cho rằng lời nói của nó (chỉ Trịnh Duy Liêu) chưa thể tin hết được", "Nghiêm Tung, Trương Toàn nom thấy sắc chỉ của vua, ra sức can ngăn nhưng không được", như vậy bấy giờ cả Nghiêm Tung và Trương Toàn đều có sớ biểu. Một bộ sách khác có liên quan đến họ Mạc là Nghị xử An Nam sự nghi. Năm thứ 18 niên hiệu Gia Tĩnh, sai Cừu Loan, Mao Bá Ôn chinh phạt An Nam. Bộ sách này chép các tài liệu liên quan đến sự kiện này, như sớ văn của Mao Bá Ôn, công văn và chiếu thư của bộ Binh. Tác giả của Tứ khố toàn thư đề yếu nghi ngờ sách này hãy còn thiếu sót. Văn bản hiện còn của sách này khá nhiều. Ngoại trừ Tồn mục tùng thư có chép, các bộ tùng thư Hoàng Minh tu văn bị sử, Quốc triều điển cố cũng thu nạp sách này. ở Thư viện Nam Kinh còn lưu giữ bản sao chép tay thời Minh, trong Thiên Nhất các tàng thư mục lục có chép một tên sách An Nam nghị nghi và còn tàng trữ một bản sao nhan đề Thẩm vấn An Nam sự lược, ngờ rằng đây là tên khác của sách kể trên.

Sách có liên quan họ Mạc còn có một quyển nữa: An Nam Mạc Mậu Hợp liệt truyện, được thu nạp vào trong Hoàng Minh tu văn bi sử, hiện được lưu giữ ở Thư viện Bắc Kinh.Vào những năm thuộc niên hiệu Gia Tĩnh đời Minh, Lý Văn Phương đã biên soạn "Việt Kiệu thư, gồm 20 quyển, đây là bộ trước tác sử học cổ đại Trung Quốc, liên quan đến Việt Nam, trình bày có hệ thống, có độ dày khá đồ sộ. Lời tựa sách này nói đến bối cảnh sáng tác: Khi họ Mạc soán đoạt ngôi vua Lê, triều đình định khởi binh tiến đánh, nhưng ý kiến bàn luận còn phân vân, tác giả bèn soạn sách này, khảo sát phong tục, núi sông, lịch sử An Nam. Sách phân ra các mục: diên cách, núi sông, sản vật, phong tục, thư chiếu, biểu chương, chế độ, thơ. Những điều sử chép từ đời Minh trở về trước đại thể lấy từ An Nam chí lược của Lê Trắc, phần chép về đời Minh thì tác giả sưu tập từ các sách khác, trong đó phần chiếu dụ của vua Vĩnh Lạc cấp cho Trương Phụ, Mộc Thạnh, Trần Hiệp coi là tư liệu quan trọng hơn cả. Chu Di Tôn trong Việt Kiệu thư bạt khen sách này "mạch lạc rõ ràng, dã sử ghi chép về đất nước như thế này thật tuyệt diệu". Sách này được Tồn mục tùng thư thu nạp, căn cứ vào bản in ảnh bản sao Minh Lam Cách hiện tàng trữ tại thư viện Đại học Bắc Kinh, thì quyển 1 và quyển 2 khớp với bản sao đời Thanh. Ngoài ra, thư viện Thượng Hải cũng giữ bản sao sách này. Đời Minh, sách liên quan đến Việt Nam, còn có An Nam khí thủ thủy mạt, 1 quyển. Hai chữ "thủy mạt" có bản chép là "bản mạt". Thư viện Nam Kinh có bản sao đời Thanh, sách An Sấu sơn phòng dục tồn thiện bản thư mục, quyển 5, Bức Tống lâu tàng thư chí, quyển 22 đều chép. An Nam đồ chí, 1 quyển, do Đặng Chung đời Minh soạn, Thư viện Bắc Kinh lưu giữ, có chép tập 1 sách Quốc lập Bắc Bình đồ thư quán thiện bản tùng thư, có bài tự tựa đề năm thứ 36 niên hiệu Vạn Lịch (1608). Sứ Giao lục do Tiền Phổ soạn, trong tùng thư Nghệ hải vựng hàm có chép, các bộ thư mục đề số quyển không thống nhất, tồn mục 6, truyện ký loại, sách Tứ khố đề yếu ghi là 18 quyển, là do dựa vào Thiên Nhất các tàng bản. ở quyển 8 Thiên Khoảnh đường thư mục của Hoàng Ngu Tắc có chép về sách này nhưng chỉ nói là 1 quyển. Cũng ở quyển 8 Thiên Khoảnh đường thư mục còn thu nạp bộ Sứ Giao lục, tác giả là Hoàng Gián. Ngoài ra, quyển 1 sách Giáng Vân lâu thư mục của Tiến Khiếm Ích lại thu nạp bộ Sứ Giao lục, tác giả là Ngô Bá Tông, và chú thích là danh nhân đầu đời Minh. Sách Giao Lê tiễu bình sự lược, gồm 5 quyển, do Âu Dương Tất Tiến đời Minh soạn, Thư viện Bắc Kinh lưu giữ. Tứ khố đề yếu cho rằng [sách này] do Phương Duyệt Dân đời Minh soạn. Năm thứ 28 niên hiệu Gia Tĩnh, Phạm Tử Nghi người An Nam và Lê Na Yên quê ở Quỳnh Châu vào quấy rối, Âu Dương Tất Tiến hịch Du Đại Du đánh dẹp. Tứ khố đề yếu nói quyển 1 là bản đồ, từ quyển 2 đến quyển 4 là tấu sớ, quyển 5 là công văn giấy tờ. Phần Tồn mục tùng thư chép là dựa vào bản in ảnh của bản khắc niên hiệu Gia Tĩnh đời Minh, đề là Âu Dương Tất Tiến soạn, Phương Duyệt Dân biên tập, đầu sách có lời tựa của Trương Ngạo, cả phần mục lục và chính văn chỉ có 4 quyển, không có quyển 5 chép công văn giấy tờ. Bản mà Thư viện Bắc Kinh lưu giữ tuy là bản sao đời Thanh nhưng lại có 5 quyển, không biết tại sao Tồn mục tùng thư lại không chép. An Nam lại uy đồ sách, gồm 3 quyển, do Phùng Thời Thích, Lương Thiên Tích biên tập. Tập lược gồm 3 quyển, do Giang Mỹ Trung biên tập, được chép trong Huyền Lãm đường tùng thư. Sự thực mà sách này lấy làm căn cứ, về đại thể là giống nhau, mục đích của người biên tập là ca công tụng đức Giang Nhất Quế.

Trong đó, phần "đồ sách" thu thập được rất nhiều tranh ảnh hình vẽ, nhưng nội dung giản lược. Phần "tập lược" thấy chép trong Thiên Khoảnh đường thư mục, đề là An Nam lại uy tập lược, gồm 3 quyển, chú thích là "Cha của Mỹ Trung là Nhất Quế, quê ở Vụ Nguyên, niên hiệu Gia Tĩnh làm Tri phủ Thái Bình Quảng Tây. Mao Bá Ôn, Nhất Quế đi chiêu dụ Mạc Đăng Dung xưng thần, nộp cống, xây thành Thu Hàng và đài Chiêu Đức ở Trấn Nam quan, được phong á trung đại phu, được người Giao Châu thờ phụng. Mỹ Trung tập hợp thư từ văn cáo qua lại làm thành sách, Cấp sự trung Nghiêm Tòng Giản đề tựa". Nội dung phần Tập lược kỹ càng hơn, chép nhiều chiếu dụ và tấu biểu của họ Mạc và của kỳ mục địa phương Việt Nam, phần này giá trị hơn Đồ sách. Thư viện tỉnh Phúc Kiến lưu giữ An Nam chí, 1 quyển, bản khắc, do Tô Tuấn đời Minh soạn. Sách này từng được chép trong Sử bộ, Ngoại di loại sách Từ thị Hồng Vũ lâu thư mục của Từ (Hỏa Bột) đời Minh. Quyển 3 sách Đạm Sinh đường thư mục của Kỳ Thừa (Hỏa Nghiệp) đời Minh có chép sách An Nam chí, không đề tên người soạn, có lẽ cũng là sách đó. Đời Minh, sách ghi chép về Việt Nam còn có An Nam truyện của nhà văn nổi tiếng Vương Thế Trinh, được thu nạp vào các bộ tùng thư loại sử địa như Ký lục vựng biên, Tùng thư tập thành sơ biên. An Nam đồ thuyết, Quách Nhược Tằng soạn, được thu nạp vào loại địa lý Tồn mục tùng thư. An Nam cung dịch kỷ sự, 1 quyển, do một di dân cuối đời Minh tên là Chu Chi Du soạn, được thu nạp vào trong Thuấn thủy di thư. Thư viện Bắc Kinh lưu giữ Chinh An Nam sắc chinh An Nam sự thực, không phân quyển, bản sao đời Thanh. Sách này có lẽ là bản sao gộp của hai tác phẩm Bình An Nam sắc dụ, Chinh An Nam sự tích mà các bộ thư mục Thiên Khoảnh đường thư mục và Vạn Quyển đường thư mục đã chép. Trên đây là thư tịch do người đời Minh biên soạn hiện nay vẫn còn. Thiên Khoảnh đường thư mục của Hoàng Ngu Tắc người đời Thanh, chép toàn sách đời Minh. Theo sách này vẫn còn một số thư tịch liên quan đến Việt Nam chưa được lưu truyền. Trong đó có các tác phẩm của Hoàng Phúc: An Nam sự nghi 1 quyển, Tuy Giao lục 2 quyển, Tuy Giao ký 1 quyển. Theo quyển 6 sách Nội các tùng thư mục lục do Tôn Năng Truyền và Tôn Huyên đời Minh soạn, có sách Bình An Nam bi, do Đại học sĩ Hồ Quảng người đầu đời Minh phụng sắc soạn. Thiên Nhất các tàng thư mục lục có chép 1 bản An Nam sớ cảo. Quyển 2 Vạn Quyển đường thư mục chép Bình Giao kỷ lược, 10 quyển. Quyển 3 Đạm Sinh đường tàng thư mục chép An Nam kỷ hành chí, 1 quyển, Giao Lê mạt nghị, 3 sách, Tưởng Quang Ngạn soạn.

Sách ghi chép về Việt Nam ở đời Thanh không phải là ít. Trong Tứ khố đề yếu chép 3 tên sách: tạp sử loại tồn mục 3 có An Nam sứ sự ký, 1 quyển, Lý Tiên Căn soạn, trong mục lục và tùng thư, sách này có nhan đề An Nam tạp ký yếu hoặc An Nam tạp ký; địa lý loại tồn mục 7 chép An Nam kỷ dụ, 1 quyển, của Phạm Đỉnh Khuê, Hải ngoại kỷ sự, 6 quyển, của Trạch Đại Sán. Ba tên sách trên đây, ngoài Tồn mục tùng thư có chép, trong các bộ tùng thư cũng thấy chép, chẳng hạn Thuyết linh, Học hải loại biên, Chiêu đại tùng thư, Biên dư kỷ lược hội sao, và mục Sử địa loại sách Tùng thư tập thành sơ biên. Trung Hoa thư cục năm 2000 xuất bản bản điểm hiệu hợp đính hai tác phẩm An Nam chí lượcHải ngoại kỷ sự. Đời Thanh có 3 tác phẩm đề là An Nam kỷ lược, một tác phẩm gồm 2 quyển do Nhiệm Đống soạn, được chép trong phần bổ sung của Trì Tĩnh trai thư mục, một tác phẩm khác do Tra Lễ soạn, cũng 2 quyển, hiện được lưu giữ ở Thư viện Đại học Vũ Hán, còn một tác phẩm nữa có tên khác Khâm định An Nam kỷ lược, gồm 32 quyển, phụng sắc biên soạn năm thứ 56 niên hiệu Càn Long. Nội dung này ghi sự tích vào khoảng năm thứ 53 đến 56 niên hiệu Càn Long, triều đình nhà Thanh giúp An Nam quốc vương Lê Duy Kỳ lấy lại ngôi vua và sắc phong Nguyễn Quang Bình làm vương. Sách này có bản in ảnh bản sao lưu giữ tại Thư viện Bắc Kinh do Nhà xuất bản Văn vật xuất bản năm 1986. Bài tựa trong đó nói rằng truyền bản của sách này rất ít, "chỉ có Viện Bảo tàng Cố cung và Thư viện Bắc Kinh giữ bản sao. Nhưng theo Trung Quốc cổ tịch thiện bản thư mục thì Thư viện Đại học Dân tộc Trung Ương có giữ bản sao nội phủ Càn Long đời Thanh, hẳn là văn bản tốt nhất.

Đời Thanh, sách chuyên ghi chép về địa lý Việt Nam càng nhiều, nội dung thêm phong phú. Liệt kê như sau: Tòng nhung Việt Nam ký, 1 quyển, của Âu Dương Văn Tĩnh, Thư viện Viện Khoa học Trung Quốc; Việt Nam tân văn lục, 1 quyển, của Vương Nghĩa Phật, Thư viện Viện Khoa học Trung Quốc; An Nam quân doanh kỷ lược của Trần Nguyên Nhiếp (xem thêm Quân doanh kỷ lược), Thư viện Bắc Kinh; An Nam chí, 1 quyển của Dương Trọng Hưng, phụ chép An Nam quốc hình thế khảo lược, 1 quyển, Thư viện tỉnh Hồ Bắc; Việt Nam dư địa lược, 1 quyển, bản sao của họ Viên ở thôn Tiệm Tây, Thư viện Thượng Hải; Sứ Giao kỷ sự, 1 quyển, của Ô Hắc; Nam Giao hảo âm, 1 quyển, Chu Xán biên tập; Sứ Giao ngâm, 1 quyển, An Nam thế hệ lược, 1 quyển, của Chu Xán; bản khắc thời Khang Hy đều thấy ở Thư viện Thượng Hải; Việt Nam ký, 1 quyển; Việt Nam cương vực khảo, 1 quyển, của Ngụy Nguyên; Chinh phủ An Nam ký, 1 quyển, của Ngụy Nguyên; Chinh An Nam kỷ lược, 1 quyển của Sư Phạm; Việt Nam chí, 1 quyển, của 1 người Phương Tây; Việt Nam địa dư đồ thuyết, 1 quyển; Việt Nam thế hệ diên cách lược, 1 quyển, của Từ Diên Húc; Việt Nam đạo lộ lược, 1 quyển; Việt Nam khảo lược, 1 quyển, của Cung Sài; Việt Nam du ký, 1 quyển, của Trần Mỗ, đều thấy chép ở Tiểu Phương hồ trai dư địa tùng sao; Du Việt Nam ký, 1 quyển; An Nam luận, 1 quyển, của Lý Đề Ma Thái nước Anh, thấy chép ở Tiểu Phương hồ trai dư địa tùng sao tam bổ biên; Việt Nam phong tục ký, 1 quyển, An Nam biến thông hưng thịnh ký của Lý Đề Ma Thái nước Anh, xem Tiểu Phương hồ trai dư địa tùng sao tam bổ biên; Trùng đính Việt Nam đồ thuyết, 6 quyển, của Thịnh Khánh Phật đời Thanh, xem Quan tượng lư tùng thư; Sứ Giao tập, 1 quyển, của Ngô Trường Canh đời Thanh, xem Ngô Hưng tùng thư; Tiếp hộ Việt Nam cống sứ ký, 1 quyển, của Giả Trăn, xem Giả thị tùng thư giáp tập; Hộ tống Việt Nam cống sứ nhật ký, 1 quyển và Tái tống Việt Nam cống sứ nhật ký, 1 quyển, của Mã Tiên Đăng, xem Mã thị tùng khắc; Việt Pháp chiến thư, không chia quyển, 4 sách, Vương Tử Cần biên tập, bản in năm thứ 10 niên hiệu Quang Tự; Việt Nam vong quốc sử, không chia quyển, 1 sách, Tân Dân xã biên soạn, bản in năm thứ 31 niên hiệu Quang Tự; Pháp Việt sự kỷ không chia quyển, Ông Đồng Hòa soạn, xem bản Bình Lư tùng cảo; An Nam sử, 4 quyển, người Nhật Bản Dẫn Điền Lợi Chương soạn, Mao Nãi Dung dịch, năm thứ 29 niên hiệu Quang Tự, bản in đá của Thượng Hải Giáo dục thế giới xã; Việt sự bị khảo, 12 quyển, Lưu Danh Dự biên tập, bản khắc Quế Lâm năm thứ 21 niên hiệu Quang Tự; An Nam tiểu chí, không có số quyển, Diêu Văn Đống soạn; An Nam kỷ lược, 1 quyển, Thẩm Sâm Nhất soạn, xem bản Ngũ châu liệt quốc chí vựng.

Trong lịch sử, giao lưu văn hóa Trung - Việt đương nhiên là hai chiều, cho dù ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với Việt Nam là mặt chủ yếu. Vì vậy, có một số thư tịch ra đời trên đất nước Việt Nam đã lưu truyền sang Trung Quốc. Trong số những tác phẩm ấy, Việt sử lược phải coi là quan trọng nhất, ngoài ra, quyển 6 sách Khai Hữu ích trai độc thư ch í của Chu Tự Tằng có chép Việt Nam thi tuyển gồm 6 quyển, Bùi Bích biên tập, bản khắc; trong quyển 4 sách Gia Tùng đường tàng thư ch í có chép Trích diễm tập gồm 6 quyển, Hoàng Đức Lương biên soạn, bản sao, do Mâu Thuyên Tôn giải đề. Theo Bản thư ngẫu ký, còn có Hoàng Việt địa dư chí, 2 quyển, bản khắc Kim Ngọc lâu núi Phật Sơn Việt Đông khoảng năm thứ 11 niên hiệu Đồng Trị. Nhưng 3 bộ sách kể trên hiện giờ ở đâu thì không được biết. Tác phẩm hiện còn thì có thể tìm thấy ở Thư viện Viện Khoa học Trung Quốc một bộ sách Nam Chi tập của nhà yêu nước Việt Nam chống Pháp Nguyễn Thượng Hiền, niên đại khá muộn, sách có tựa của Chương Bính Lân viết năm 1913.

Giá trị của số sử tịch kể trên trước tiên đương nhiên là về sử học, Việt Nam từ triều Ngô trở đi có lịch sử riêng của mình để ghi chép, nhưng phần lớn bị thất lạc. Lịch sử trước đó hàng nghìn năm chủ yếu bảo tồn trong thư tịch Trung Quốc. Tuy những ghi chép đó sơ lược nhưng chúng đều rất quý giá đối với hai nước Việt - Trung. Chẳng hạn, sách Giao Châu ngoại vực ký tuy đã tản mát, nhưng trong các sách như Thủy kinh chú với những trích dẫn giản lược, có thể thấp thoáng nhìn thấy một vài diện mạo xã hội Việt Nam thời thượng cổ. Thủy kinh chú quyển 37, điều "Diệp Du hà" trích dẫn "Giao Chỉ xưa khi chưa chia quận huyện, đất đai có lạc điền, đất ruộng ấy, theo thủy triều lên xuống, dân đến khai khẩn làm ăn, nên gọi là Lạc dân. Đặt ra Lạc vương, Lạc hầu cai quản quận huyện, huyện phần nhiều là Lạc tướng, Lạc tướng có ấn đồng giải xanh. Về sau, con trai vua Thục đem ba vạn binh sang đánh Lạc vương Lạc hầu, qui phục được Lạc tướng. Con trai vua Thục nhân đó xưng là An Dương Vương". Đây là một ghi chép sớm nhất khá hoàn chỉnh về xã hội Việt Nam thượng cổ. Niên hiệu truyền thuyết của Việt Nam sau này về Hùng vương và Thục Phán, An Dương Vương có thể được khởi đầu từ đây.

Tác giả của Tứ khố đề yếu khen An Nam chí lược "Có thể chứng minh điều nói ngoa của nhà chép sử", "có thể tham khảo, kê cứu lẫn nhau". Bành Nguyên Thụy trong Tri Thánh Đạo trai độc thư bạt, nói Việt sử lược "nhiều chỗ bổ sung cho những gì còn thiếu của tiền sử", coi Giao Châu cảo trong Trần Cương Trung thi tập và phần phụ chép thư từ gửi An Nam là "có thể bổ sung cho sự bất cập của Nguyên sử và địa chí". Sự đánh giá này không nghi ngờ gì nữa, quả là chính xác. Chẳng hạn, con trai của Đặng Tất là Đặng Dung. Các sách của Việt Nam như Đại Việt sử ký toàn thư, sách Trung Quốc xuất bản mới đây Việt Nam thông sử đều viết chữ "Dung" (容), nhưng tác phẩm tương đối sớm của Trung Quốc như Việt Kiệu thư lại viết chữ "Dung" (鎔). Minh sử - An Nam truyện, Minh Thái Tông thực lục (quyển 73, 91) cũng viết "Dung" (鎔), và đề cập tới hai anh em của Dung tên là Doãn, Thiết đều có bộ kim bên cạnh, vậy là viết chữ "Dung" (鎔) là chính xác.

Đứng về nghiên cứu văn học mà nói, những điển tích kể trên cũng có thể có tác dụng bổ sung tư liệu về Việt Nam. Chẳng hạn trong Việt Kiệu thư có nói đến hoạt động văn học của Việt Nam. Quyển 5 sách này nói "Trần Toại là cháu Trần Nhật Cảnh, được phong là Uy Văn Vương. Ông thông minh, hiếu học, tự hiệu là Sầm Lâu, có văn tập truyền ở đời. Thơ ông có câu:

古   何  成 
 後         

(Xưa nay vật gì mà chả biến thành đất
Sau khi chết chỉ có thơ là quý hơn vàng).

Viếng cháu là Văn Hiếu hầu, ông lại có câu:

 豈  忍       
月           

(Núi nỡ nào vùi lấp viên ngọc đã mài thành khí
Ánh trăng soi mãi hồn phách thiếu niên).

Toại mất lúc 30 tuổi, người trong nước ai cũng thương tiếc"(19). Quý giá nhất là quyển 20 của sách này chép trọn 1 quyển toàn thơ của các bậc vua tôi An Nam, gồm 40 vị, phần lớn trong số tác giả và tác phẩm thơ này không thấy chép trong Toàn Việt thi lục. Tập hợp tác phẩm này mà gộp lại với số thơ của các danh nhân An Nam được chép trong quyển 18 sách An Nam chí lược thì hẳn sẽ làm phong phú thêm kho báu văn học Việt Nam. Do đó có thể thấy rằng, các sách viết liên quan đến Việt Nam trong lịch sử Trung Quốc khá phong phú về số lượng, trong đó hàm chứa những tài liệu sử học, văn học rất quý giá. Phần lớn những tác phẩm này chưa được chỉnh lý kỹ càng, nhất là các sách Việt Kiệu thư, An Nam lai uy tập lược, Khâm định An Nam kỷ lược, chúng có nội dung phong phú, tính hệ thống cao và thái độ biên soạn nghiêm túc. Nếu các sách này được chỉnh lý, sẽ trở thành những trước tác ghi chép lịch sử đất nước Việt Nam và giao lưu chính trị văn hóa Trung Việt giống như An Nam chí lược.

Đinh Văn Minh (dịch)

NHẬN ĐỊNH

Bài viết này cố gắng theo lối văn nghị luận tổng quan về Văn minh Việt thời cổ đại trên cơ sở khảo chứng có so sánh các tài liệu sử học, khảo cổ học và nhiều ngành khoa học liên quan để phác thảo lại bức tranh sinh hoạt văn hiến Việt thời cổ đại đã bị che khuất, lung lạc trong khói lửa chiến tranh của các thế lực ngoại xâm đã thực hiện chính sách bao vây, cô lập, nô dịch ngu dân tàn bạo trực tiếp, gián tiếp hơn 2,000 năm Dân tộc Việt. Khi minh chứng, công bố dù mới khởi đầu còn nhiều thiếu sót các chứng cứ của các Nhà khoa học Thế giới, của Trung Quốc và một phần của các Học giả Việt trong khoảng hơn 85 năm qua về Văn minh Việt đã gặp không ít sự phản đối của một bộ phận người Việt có nhận thức cố hữu, truyền kiếp rằng " Hán giáo hóa Việt, ... Dân tộc Việt vốn ngu dốt, dã man", tất cả những người này không thể bác bỏ bằng luận cứ khoa học thì dùng cách quy chụp cho các Nhà khoa học Việt đã nêu tên ở phần đầu của bài viết là "Dân tộc cực đoan, bịa đặt, hoang tưởng,...". Thế mới thấy rằng chống giặc ngoại xâm giành độc lập Dân tộc đã rất gian nan, nhưng chống tư tưởng nô dịch, nô lệ trong chính một bộ phận người Việt còn khó gấp bội lần.

Các tư liệu lịch sử, khảo cổ và nhiều tài liệu phát kiến của khoa học nói chung đã bổ cứu thêm phần nào những khoảng thiếu, sót và trống trong bức tranh Lịch sử Việt Nam thời cổ đại. Lịch sử là sự tổng hợp một cách sinh động và đầy đủ cuộc sống xã hội đương thời. Cần có cách nhìn rộng hơn, các tư liệu sử đáng tin cậy hơn về hình ảnh xã hội thời cổ đại của Gia Tiên Người Việt. Đã có không ít thời gian ở Việt Nam diễn ra nhiều cuộc tranh luận về Dân trí Việt. Đã không ít các tư tưởng, các nhận định phiến diện cực đoan của không ít người Việt quy kết Dân trí Việt thấp kém hơn nhiều nước trên thế giới. Trong không gian công nghệ IT ngày một rộng, một mạnh cho chúng ta nhận thức qua nhiều sự kiện như bầu Tổng thống Hoa kỳ vào cuối năm 2016, hiện tượng Brxit Vương Quốc Anh ra khỏi Liên minh Châu Âu,... cho thấy Dân trí những nước được coi là lớn, là hiện đại, là Tự do Dân chủ có phần nhận thức, phân biệt thông tin chính trị, xã hội còn kém Người Việt Nam. Bỏ phiếu rồi vẫn không hiểu EU là gì, bỏ phiếu rồi mới té ra là sai sự thật? Vậy nên Dân Trí – Dân chủ Việt là một phạm trù cần suy xét một cách công bằng, khách quan khoa học. Dân chủ và Tự do là một phạm trù rộng, trìu tượng. Quan điểm này rất khác nhau xuất phát từ truyền thống Dân tộc, giữa các khu vực Châu lục và khác ngay cả giữa các vùng, miền trong một Quốc gia. Đối với Việt Nam, cơ chế phạm trù “ Dân chủ - Tự do” có thể được triết lý hệ quả “ Ai cũng có cơm ăn, áo mặc. Ai cũng được học hành” – Hồ Chí Minh Tuyển tập. Triết lý này giản dị nhưng cực kỳ sâu sắc khi mà từ khi xuất hiện loài người đến nay ước khoảng 300 triệu năm chưa từng có một thể chế Nhà nước nào thực hiện được.

Từ thời cổ đại, Việt vẫn là một quốc gia hòa đồng, dân chủ khi đối chiếu lịch sử chế độ Phong kiến Việt không có chế độ chiếm hữu Nô Lệ. Xã hội Việt từ Thượng cổ đến nay coi trọng Gia đình, tôn thờ Gia Tiên và Đạo lý lấy việc Thiện, lấy sự độ lượng, bao dung làm căn bản cho ứng xử gia đình và xã hội. Hiện tượng tan vỡ gia đình ở các nước G7 là một vấn đề xã hội nghiêm trọng, là nguồn gốc cho sự khủng hoảng xã hội hiện nay. Trên chương trình truyền hình cáp của VTV ở kênh  CinemaWodl vừa phát phim “Tam giác Becmutda ở biển Bắc”, dù là phim hư cấu, dự báo trên hòn đảo sắp gặp thảm họa thiên nhiên có cảnh (sen – trường đoạn) người con gái ra bờ biển gọi ông bố già là thị trưởng đảo về trú ẩn, ông bố không nghe, chị con gái tát bố rồi bỏ chạy, hành động trên phim nhưng cũng diễn lại cảnh đời thường ở một nước Bắc Âu – Là một hành động vô lễ, bất hiếu không thể chấp nhận được trong Đạo lý Làm người. Trong các nước phát triển cao trên Thế giới, Hoa Kỳ là một nước có cơ chế xã hội rất đặc biệt tự điều chỉnh và sửa chữa được sai lầm. Một trong nhiều kết quả nghiên cứu Xã hội Hoa kỳ cho thấy những ưu điểm vượt trội đưa Hoa Kỳ trở thành một siêu cường là Giáo dục Gia đình, thanh niên Hoa kỳ rất trung thành và nề nếp tiếp thu truyền thống tốt đẹp của gia đình hơn bất cứ quốc gia, dân tộc nào trên thế giới. Họ cho sự từ bỏ các giá trị truyền thống gia đình là không thể chấp nhận được. Cần phải thấy Hoa Kỳ là một nước có thể chế Tự do rộng và đặc biệt về tôn trọng Nhân quyền.

Tinh khí của một con người thể hiện qua sắc diện mặt, ánh mặt và dáng người. Tinh khí của một Dân tộc thể hiện qua núi sông, phong tục, đức tin. Rõ nhất là Khí diện, dễ nhất là qua Âm nhạc. Từ thời cổ, các làn điệu dân ca cổ điển Việt đều cho thấy khí hiền hòa, trong sáng, không bi lụy – Điển hình là Hát Quan Họ Bắc Ninh, hát Chầu văn Lễ hầu Đồng Đạo Thánh Mẫu. Từ trước, sau Cách mạng Tháng 8/1945 đến thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ ở miền Bắc xuất hiện nhiều ca khúc, giao hưởng,… trữ tình nhưng tươi sáng đầy đức tin hướng tới tương lai tươi sáng thắng lợi, thống nhất đất nước của Dân tộc. Riêng bản Tiến Quân ca là một trong những Quốc ca hay nhất, thể hiện khí hùng thiêng Dân tộc Việt Nam xưa nay Nhân loại chưa từng có. Ngược lại, từ chế độ Bảo đại – Trần Trọng Kim đến các chế độ Ngô Đình Diệm – Nguyễn văn Thiệu đã sản sinh rất nhiều tự do sáng tác văn học, nghệ thuật – rất nhiều ca khúc âm nhạc làm rung động lòng người đến tận bây giờ. Nhưng âm nhạc đó bi lụy, đau thương và đầy tuyệt vọng. Chính vì thế tất cả chế độ Việt Nam Cộng hòa dù cố đến đâu cũng kết thúc là thất bại.

Tháng 2/1972, lãnh tụ Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn khi thảo luận với Nhà văn Vũ Ngọc Phan hỏi: “ Anh giải thích cho tôi tại sao ở Nam bộ họ thích cải lương?”. Nhà văn trả lời: “ Đất Nam Bộ chính thức khai phá thời Chúa Nguyễn Hoàng. Người Bắc và Trung vào mở đất mới nên có câu thơ – Từ thủa mang gươm đi mở nước / Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long. Xa quê lại sống hòa hợp với người Chăm, người K.me cũng tha hương nên có lời ca buồn như khóc”.

Ông Lê Duẩn: “ Anh nói thật chí lý”.

Sau này, lớp các nhà nghiên cứu Văn học cùng thời bấy giờ đều truyền tụng câu chuyện này. Nhìn sang láng giềng Trung Quốc – một nước lớn, một dân tộc lớn, một Đảng lớn lại văn minh lâu đời nhưng tự cổ đến nay âm nhạc Trung Hoa là một trong những nền âm nhạc lớn, huy hoàng của Nhân loại, có giai điệu, ca từ trau chuốt nhưng khí nhạc thường buồn thê thảm vậy nên xã hội Trung Hoa từ thời Tần – Hán đến tận ngày nay không lúc nào yên.
Đọc trên Internets Bách Độ (Baidu) Trung Quốc cho thấy hàng chục năm qua có một chủ đề: “Vì sao Trung Quốc thống trị Việt Nam hơn 1.000 năm mà Việt Nam không bị đồng hóa?” được hàng chục triệu dân mạng Trung Quốc có chung một thắc mắc lớn: “Vì sao bị Trung Quốc thống trị lâu thế mà người Việt Nam vẫn không nói tiếng Trung Quốc? Nói cách khác, họ coi đồng hóa ngôn ngữ là tiêu chuẩn đồng hóa quan trọng nhất và đều thừa nhận Trung Quốc đã không đồng hóa nổi Việt Nam. Họ tỏ ra tiếc nuối về sự kiện Việt Nam sau hơn 10 thế kỷ từng là quận huyện của Trung Quốc, từng dùng chữ Hán hàng nghìn năm mà rốt cuộc lại trở thành một quốc gia độc lập, dùng chữ Latin hóa, ngày nay là nước chống lại mạnh nhất chính sách xâm lấn Biển Đông của Bắc Kinh”. Chúng ta có thể dẫn một số trang mạng được tập trung tranh luận nhiều như: 为 什 么 经 历 了一 千 多 年 的 统 治,中 国 始 终 不 能 同 化 越 南?“Vì sao đã thống trị Việt Nam hơn ngàn năm mà cuối cùng Trung Quốc vẫn không thể đồng hóa Việt Nam?”. http://bbs.tianya.cn/post-no05-226522-1.shtml 南人(京 族)为 何 难 以 同 化 “ Người Việt Nam (tộc người Kinh) vì sao mà khó đồng hóa như vây?” http://lt.cjdby.net/thread-1440161-1-1.html / 史” 罗 泌 (1131—1189) 宋 朝 : 越 裳, 雒 越, 瓯 越 瓯  皑, 且瓯, 西 瓯, 供 人, 目 深, 摧 夫, 禽 人, 苍 梧, 越 区, 桂 国, 损 子, 产 里(西 双 版 纳), 海 癸, 九 菌, 稽 余, 带,仆 句, 区 吴(吳), 谓 百 越。#4 http://www.sino-platonic.org/complete/spp176_history_of_yue.html The Submerged History of Yuè. By Eric Henry, University of North Carolina.

Đó là một sự thật Lịch sử Việt từ thời cổ đại đã có nền Văn minh từ rất sớm trước văn minh Trung Hoa, là gốc cho Văn minh Trung Hoa,… như bài viết đã tổng hợp. Dân tộc Việt đã văn minh hơn thì sao đồng hóa được? Sự văn minh đó là một dòng chẩy liên tục trong tâm trí, máu xương Người Việt kiên cường, bất khuất, độ lượng, khoan dung,… là Đạo Người Quân tử như chính Khổng Tử đã nhận định cách đây hơn 2,500 năm!

Ngay một Học giả Pháp kiêm Toàn quyền Đông Dương gồm 03 nước Việt, Miên, Lào thời kỳ 1921 – 1926 là ông COUVE DE POUVOURVILLE đã viết về tính cách, tinh thần Người Việt Nam như sau:“Chúng ta thấy ở đây là cả một nền văn minh, mọi thứ được xây dựng từ lâu. Luật pháp, phong tục, tôn giáo, văn học, kể cả khoa quản lý quốc gia đều phát triển mạnh. Luật pháp, phong tục, tôn giáo, văn học, tất cả đều hoàn chỉnh và hòa hợp với nhau, trải qua nhiều thế kỷ, đã được điều hòa và ngày càng hoàn hảo hơn. Yêu mến quê hương, quyến luyến gia đình, tôn kính tổ tiên, yêu chuộng công lý, tôn trọng chính nghĩa, ham thích khoa học, coi trọng lời nói Thánh Hiền, yêu thương nòi giống, tôn trọng lẽ phải, ghét xa hoa, không ham tiền tài, khinh ghét vũ lực, không sợ gian khổ, sẵn sàng hy sinh,… Đó là đức tính của người Dân Việt. Tất cả người Việt Nam bình thường mà ta gặp bất cứ nơi đâu cũng đều như thế,…”

Đó là một sự thật Lịch sử Việt từ thời cổ đại đã có nền Văn minh từ rất sớm trước văn minh Trung Hoa, là gốc cho Văn minh Trung Hoa,… như bài viết đã tổng hợp. Dân tộc Việt đã văn minh hơn thì sao đồng hóa được? Sự văn minh đó là một dòng chẩy liên tục trong tâm trí, máu xương Người Việt kiên cường, bất khuất, độ lượng, khoan dung,… là Đạo Người Quân tử như chính Khổng Tử đã nhận định cách đây hơn 2,500 năm!

Dân tộc Việt có ưu điểm khi làm không nói, không quảng bá thành tích, vậy nên ưu điểm thành nhược điểm. Trung quốc và nhiều nước trên thế giới lại cực giỏi về quảng bá, chưa làm đã quảng bá, làm chưa xong quảng bá, làm xong lại càng nỗ lực quảng bá.Vậy nên họ có vẻ mạnh, giỏi, tài năng,… văn minh hơn Dân Việt!

Cần làm sáng tỏ sự thật Lịch sử Văn minh Việt để chúng ta suy xét chọn lọc từ nguồn gốc những gì ưu tú nhất Văn minh Tổ tiên Dân tộc Việt rồi tổng hợp, tiếp thu có chọn lọc Văn minh Công nghiệp Thế giới để xây dựng phát triển Việt Nam trở lại là một Cường quốc bảo vệ Độc lập, Tự do, toàn vẹn lãnh thổ và đóng góp quan trọng cho Hòa bình – Thịnh vượng Thế giới như sự nghiệp của Cha, Ông – Tổ Tiên Lạc Việt, Việt Thường, Văn Lang, Đại Việt đã từng làm hàng chục nghìn năm trước đây. Xem thời khí luân chuyển tạo hóa ở Thiên văn và Kinh Dịch tính từ khi Đại quân Tần xâm lược chiếm đất Bách Việt năm 218 Tr.CN đến năm Việt thống nhất đất nước năm 1975/ Thế kỷ XX sau CN là 36,55 Nguyên (Một Nguyên là 60 năm), thấy rằng khoảng 360 năm nữa, gồm 6 vòng Giáp Tý, đất cổ của Người Việt sẽ lại trở về hợp nhất trong lãnh thổ Việt Nam. Đọc đến đây hẳn Thiên hạ đều cười cho rằng hoang tưởng, song sách này còn lưu trữ lâu dài trong thư viện và dân gian bấy giờ mới rõ đúng sai.

 Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2017

GHI CHÚ VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO DẪN GIẢI

 

1/ Tứ khố đề yếu nói rằng Kinh tịch chí của Tiêu Hoằng "Bộ tùng thư ấy sao chép thư mục cũ, không khảo cứu gì cả, không nói rõ sách nào mất sách nào còn, ghi chép dễ dãi. Các bộ thư mục xưa nay chỉ có sách ấy là không đáng tin nhất". Nay khảo các sách Giao Châu tạp sự, Giao Quảng nhị châu ký, Giao Quảng dĩ nam ngoại quốc truyện, Giao Châu tiên hiền truyện thì chỉ Tùy chíLưỡng Đường thư chí có chép, còn Tống chíVăn hiến thông khảo không chép nữa. Có thể thấy, điều mà Tiêu Hoằng nói trong lời tự tựa "Những gì hôm nay ghi chép được cũng đáng khích lệ.

2/ Tùy thư kinh tịch chí chú thích "Ghi chép chuyện về Sĩ Nhiếp và Đào Hoàng".

3/ Xem Bổ Tấn thư nghệ văn chí san ngộ, phụ chép của Bổ Tấn thư nghệ văn chí, bản tùng thư tập thành.

4/  Xem Diêu Chấn Tông: Tam Quốc nghệ văn chí, bản Tùng thư tập thành tục biên.

 5/ Trích: Vào năm thuộc niên hiệu Càn Đạo, An Nam sang triều cống.

6/  Theo Việt Nam Hán Nôm di sản mục lục do Việt Nam biên soạn, sách này được truyền vào Việt Nam ở thời cận đại.

7/ Tiền Đại Hân: Bổ tam sử nghệ văn chí, quyển 2, bản Tùng thư tập thành. Trong lời bạt An Nam chí lược bạ t in ở quyển 44 tác phẩm Bộc thư đình tập của Chu Di Tôn, có nhắc đến sách này, nhưng đương thời họ Chu chưa được tận mắt nhìn thấy sách.

8/ La Chấn Thường: Thiện bản thư sở kiến lục, Thương vụ ấn thư quán, năm 1958.

9/  Xem Bộc thư đình tập, quyển 44.

10/ Các tỉnh tiến trình thư mục, sách tỉnh Triết Giang tặng cũng 18 quyển. Sách này Tứ khố tồn mục tùng thư chưa thu nạp.

11/ Triệu thị Bảo Văn đường thư mục - Từ thị Hồng Vũ lâu thư mục, Cổ điển văn học xuất bản xã, tháng 12 năm 1957.

12/  Do Ủy ban biên soạn Tứ khố toàn thư tồn mục tùng thư biên soạn, Tề Lỗ thư xã, tháng 9 năm 1995, sau đây gọi tắt là Tồn mục tùng thư.

13/ Xem Tống sử nghệ văn chí - Bổ - Phụ biên, Thương vụ ấn thư quán, tháng 12 năm 1957. Sách này thu nạp các tác phẩm: Tống sử nghệ văn chí, Tống sử nghệ văn chí bổ, Tứ khố khuyết thư mục, Bí thư sách tục tứ khố thư mục, Trung hưng quán các thư mục, Tống quốc sử nghệ văn chí.

14/  Sách này cũng được nhắc tới trong Bình định Giao Nam lục: "Tôi nhân tham khảo bảng văn lộ bố chép trong sách ghi chép về quận Giao Chỉ và tấm bia nói về bình định An Nam do ông Hồ Văn Mục phụng sắc soạn... phụ chép điều tôi biết được vào trong sách này".

15/  Xem Mông Văn Thông: Việt sử tùng khảo, An Dương Vương tạp khảo, Nhân dân xuất bản xã, tháng 3 năm 1983.

16/ Việt sử thông giám bắt đầu biên soạn vào năm thứ 9 niên hiệu Tự Đức (1856), hoàn thành vào năm thứ 34 niên hiệu Tự Đức (1881). Lịch triều hiến chương loại chí biên soạn vào năm thứ 2 niên hiệu Minh Mệnh triều Nguyễn.

17/  Đoạn văn này trong Việt Kiệu thư chắc là trích từ quyển 15 sách An Nam chí lược.

18/ Văn hiến tham khảo: Tùng thư tông lục. Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã, tháng 2 năm 1990.

- Trung Quốc cổ tịch thiện bản thư mục. Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã tháng 12 năm 1990.

- Thanh sử cảo nghệ văn chí thập di. Trung Hoa thư cục, tháng 9 năm 2000.

- Tùng thư tập thành sơ biên, phần Thư mục.

- Tùng thư tập thành tục biên, phần Thư mục.

- Tứ khố toàn thư, phần Thư mục.

- Tứ khố toàn thư tồn mục tùng thư, phần Thư mục.

19/ Kinh tế thời Nguyên thủy ở Việt Nam – Đặng Phong, NXB Khoa học xã hội xuất bản 1970.

 20/  Việt sử lược, Việt thi tuyển, Trích diễm tập, Hoàng Việt địa dư chí đều được bảo quản ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm tại Hà Nội. Trong đó, Hoàng Việt địa dư chí có bản khắc in Kim Ngọc lâu.

 21/ 尚書大傳/卷,  後漢書/卷, 維基文庫, truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2016.

22/ Khuyết danh, Lĩnh Nam chích quái, Nxb. Văn học, H, 1972

23/ Lịch Đạo Nguyên và nhóm tác giả, Thủy kinh chú sớ, Nxb. Thuận Hóa, H, 2005

24/ Đào Duy Anh. Lịch sử cổ đại Việt Nam. Nxb. Văn hoá Thông tin. H, 2005

25/ William H. Baxter (白一平), Laurent Sagart (沙加爾). Baxter-Sagart Old Chinese reconstruction, version 1.1 (20 September 2014), University of Michigan College of Literature, Science, and the Arts. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2016.

26/ Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí,Nxb. Sử học, H, 1962

27/ Nguyễn Văn Siêu, Đại Việt địa dư toàn biên, Nxb. Văn hóa, H,1997

28. Trương Thái Du Một cách tiếp cận những vấn đề cổ sử Việt Nam.

29 / Việt sử lược, Trần Quốc Vượng dịch, Nxb. Sử học, H, 1961

30 / 汉语大词典编辑委员会, 汉语大词典编纂处. 汉语大词典, 第九卷. 上海辞书出版社,1992

31 / Quốc sử quán triều Nguyễn, Việt Sử Thông giám Cương mục, Nxb. Văn sử địa, H, 1957 – 1960

32 / Hà Văn Thùy. Góp phần nhận thức lại lịch sử văn hóa Việt, Nxb. Hội nhà văn, H, 2016 

33 / Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb. Khoa học xã hội, H, 1976

34 /  Lê Văn Diễn, Nghi Xuân địa chí, UBND huyện Nghi Xuân, 2001 

35/ Jerry Norman and Tsu-lin Mei, Monumenta Serica, Vol. 32 (1976), pp.274-301, Published by: Taylor & Francis, Ltd.

36 /《交 州 外 域 记: “南 越 王 尉 佗 举 众 攻 安 阳 王。安 阳 王 有 神 人 皋 通,下 辅 佐,为 安 阳 王 治 神 弩 一 张,一 发 杀 三 百 人”: Nam Việt Vương Úy Đà cử binh đánh An Dương Vương. An Dương Vương có thần nhân Cao Thông xuống phù tá, chế ra nỏ thần cho An Dương Vương, một phát giết được ba trăm mạng”.

37/《水经·榆水注》中注引《交州外域记》云:“交趾昔未有郡县之时,土地有雒田,其田从潮水上,民垦食其田,因名为雒民。设雒王、雒侯主诸郡县。??后蜀王子将兵三万来讨雒王、雒侯,服诸雒将。蜀王子因称为安阳王。Sách “Thủy Kinh.Diệp Du Thủy chú”, dẫn theo “Giao Châu Ngoại Vực Ký” viết rằng: Giao Chỉ thời chưa có quận huyện, đất đai thì có Lạc điền, nước ruộng lên xuống theo triều, dân làm ruộng sinh sống, nên gọi là Lạc dân. Thiết đặt Lạc Vương, Lạc hầu cai quản các quận huyện, về sau Thục vương tử xua quân tướng ba van đánh Lạc Vương, Lạc Hầu, thu phục các Lạc Tướng. Thục vương tử xưng là An Dương Vương.

38/ Khảo sát khá kỹ Bảo Tàng Nam Việt Vương ở Quảng Châu. Bảo tàng xây trên khu lăng mộ của Triệu Mô, vua kế vị Triệu Đà (Thủy chết sớm, Mô là con Thủy thay). Ngôi mộ được phát hiện năm 1983, hầu như còn nguyên vẹn, đồ tạo tác rất kỳ vĩ, tinh xảo chứng tỏ trình độ văn minh của người Việt lúc đó khá cao, nếu không nói là hơn hẳn người Hán. Xem bảo tàng thấy các cổ vật trưng bày như thạp đồng, trống đồng, vũ khí… giống in và còn phong phú hơn nhiều so với Bảo Tàng Lịch Sử quốc gia Việt Nam giai đoạn lịch sử đó.

39 / Lữ Gia, Thừa tướng nắm quyền hành của nước Nam Việt, chống lại nhà Hán, thua trận bị chém chết. Lữ Gia và người ở Quận Cửu Chân (Thanh Hóa ngày nay), lăng mộ và đền thờ hiện còn ở Ân Thi, Hưng Yên.

VŨ NGỌC PHƯƠNG

 

VĂN MINH VIỆT

MỘT SỰ THẬT LỊCH SỬ

 

(Trích trong Bộ sách VIỆT NAM SỬ LIỆU trọn bộ 07 quyển của

 tác giả Vũ Ngọc Phương xuất bản đầu năm 2018)

 

Hà Nội, tháng 8/2017

 

 
 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển