Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 6, 26/04/2024

Đang duyệt: Trang chủ Tin tức - sự kiện

Sách "VĂN MINH VIỆT MỘT SỰ THẬT LỊCH SỬ " T8.2017 ( HẾT PHẦN I)

GIA PHONG DANH NHÂN VĂN HÓA VŨ NGỌC PHAN

(Đã đăng trên Tạp chí Vũ - Võ Hải Phòng, Tạp chí Vũ Võ VN xuân Giáp Ngọ 2014 và một số Tạp chí và Tuần báo)

 

Tác giả Vũ Thị Thành - Sưu tầm.

Nhà văn Vũ Ngọc Phan sinh ngày 08/9/1902 tại Hà Nội, mất năm 1987. Nguyên quán của Ông là làng Đông Cao, xã Đông Cứu dưới chân núi Thiên Thai ở huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh. Phu nhân của ông là Bà Lê Hằng Phương (1908 – 1983) nguyên quán xã Gò Mổi, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Thân sinh ra Bà là Nhà Văn hóa Lê Dư là một trong những người đã tham gia phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Bà là cháu ngoại Cụ Hoàng Diệu. Bà cũng là chị ruột của bà Lê Hằng Huân, vợ của Lưỡng quốc Tướng quân Nguyễn Sơn (tức Vũ Nguyên Bác, vị tướng lừng danh của Quân đội Việt Nam và Hồng quân Trung quốc). Bà là một trong 4 nhà thơ Quốc Ngữ đầu tiên của nền văn học Việt nam đầu thế kỷ XX. Thơ văn của bà không nhiều nhưng rất nổi tiếng về trữ tình trong lịch sử văn học Việt Nam và cũng được nhiều nước dịch và xuất bản ở nước ngoài.

Xuất thân trong gia đình có truyền thống Nho giáo lâu đời, thủa nhỏ Vũ Ngọc Phan học chữ.Hán rồi chuyển sang học chữ Pháp. Năm 1929 ông đỗ Tú tài toàn phần và được Toàn quyền Pháp bổ làm quan nhưng ông không nhận mà chọn nghề viết văn, làm báo, dậy học để nuôi một đại gia đình gần 20 người gồm mẹ già, vợ con, cháu, 3 người em và ông sống trong cảnh bần hàn.

Học rộng biết nhiều, là một Trí thức yêu nước, ông sớm tham gia hoạt động xã hội. Trong các tác phẩm Văn học và triết học của ông, năm 1930 ông là dịch giả đầu tiên dịch bộ Tư Bản của Karl Mark ra tiếng Việt và công tác với Phan Bôi - Hoàng Hữu Nam, năm 1935 ông viết 2 tập sách “Những trận đánh Pháp” . Ông bị Mật thám Pháp bắt và quản thúc một thời gian tại Hà Nội. Nhà văn Vũ ngọc Phan và Nhà thơ Hằng Phương đều tham gia Cách mạng từ thời kỳ tiền Khởi nghĩa trong Mặt trận Dân chủ Đông dương và Hội truyền bá Quốc Ngữ 1936 - 1939 cùng với các ông Phan Thanh,Võ Nguyên Giáp, .... Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, ông là Chủ Tịch Uỷ Ban Văn hoá Bắc bộ, viết Báo Tiền Phong (tiền thân Báo Nhân Dân) từ trước Tổng khởi nghĩa 1945. Bà Lê Hằng Phương là một trong năm người sáng lập Hội Phụ nữ cứu quốc tiền thân Hội Phụ nữ Việt Nam ngày nay. Sau khi Cách Mạng tháng Tám - 1945 thành công, ông là Chủ tịch Uỷ Ban vận động Văn hoá kháng chiến toàn quốc và giữ nhiều cương vị trong Ngành Văn hoá, Văn nghệ Cách mạng. Ông quan tâm hướng dẫn thế hệ sau giúp nhiều người sau này thành đạt là những Nhà Văn hoá lớn đương thời. Ông minh mẫn làm việc đến những ngày cuối cùng của cuộc đời và đột ngột qua đời sau một cơn cảm nhẹ ngày 17/6/ 1987 thọ 85 tuổi. Ông qua đời để lại niềm thương tiếc của bạn bè trong Nước và Quốc tế.

Sự nghiệp Văn học gần 60 năm của ông để lại một khối lượng đồ sộ các tác phẩm trước tác và dịch thuật, nhiều bài viết báo và tạp chí với nhiều thể loại văn học. Năm 2000, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn xuất Bản tuyển tập “VŨ NGỌC PHAN TÁC PHẨM” gồm 5 tập hơn 2.000 trang. Lần này, Nhà xuất bản Văn Học xuất bản nguyên tác “VŨ NGỌC PHAN TUYỂN TẬP” trọn bộ gồm 04 quyển gần 4.000 trang, với số lượng là 4.000. cuốn. Theo kế hoạch Nhà nước đến năm 2015 sẽ xuất bản toàn bộ các trước tác  “VŨ NGỌC PHAN TOÀN TẬP” gồm hơn 10 bộ có số trang lên tới hơn 10.000. trang.

Tác phẩm lớn của ông có 5 tập “NHÀ VĂN HIỆN ĐẠI” dầy hơn 1.600 trang xuất bản năm 1942 viết về các Nhà văn, Nhà thơ tiêu biểu của Văn học đương thời nửa đầu thế kỷ XX. Bộ “TỤC NGỮ CA DAO DÂN CA VIỆT NAM” dầy gần 1.000 trang xuất bản năm 1956, đến nay đã tái bản 11 lần. Ông là người có công mở đầu cho Phê bình Văn học hiện đại Nước Nhà và là người đầu tiên nghiên cứu phân loại Văn hoá Dân gian một cách có hệ thống, có khoa học. Ông được Nhà Nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1. Ngày nay tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng đều có đường phố mang tên ông - Phố Vũ Ngọc Phan. Gia đình Nhà Văn Vũ Ngọc Phan là một Gia đình Trí thức Cách Mạng tiêu biểu cho Thanh Liêm, Chính trực và Tài Đức của dòng họ Vũ Võ Việt Nam.

 

Nhà văn Vũ Ngọc Phan và Nhà thơ Hằng Phương

Ảnh chụp năm 1935

 

Nhà văn Vũ Ngọc Phan và Nhà thơ  Hằng Phương

Ảnh chụp năm 1941

 

 

Ảnh gia đình nhà văn Vũ Ngọc Phan chụp năm 1958.

Hàng trước trái sang: Nhà thơ Lê Hằng Phương, Vũ Phi Hồng, Vũ Ngọc Phương, Vũ Triệu Mân, Nhà văn Vũ Ngọc Phan. Hàng sau trái sang: Vũ Hoài Tuân, Vũ Tuyên Hoàng, Vũ Giáng Hương, Vũ Huyền Giao, Lê Cao Đài (Chồng chị Vũ Giáng Hương, sau này là Giáo sư Đại tá Quân y)

Gia đình Danh nhân văn hóa Vũ Ngọc Phan có tất cả 10 người con, ba người con là: Vũ Bội Trinh, con gái đầu và Vũ Ái Châu, con gái thứ 9 mất khi còn nhỏ. Một người con trai thứ sáu là Vũ Hồng Côn mất năm 16 tuổi trong kháng chiến chống Pháp ở Thọ Xuân, Thanh Hóa, vì căn bệnh đau ruột thừa mà không có điều kiện chữa. Sau này, Nhà thơ Lê Hằng Phương có viết bài thơ “ Hồng Côn con yêu của mẹ” rất nổi tiếng về nỗi đau xé lòng của người mẹ mất con. Bẩy người con còn lại của hai ông bà đã có những đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp phát triển dân tộc, trọn đời, họ đều giữ được gia phong thanh liêm, chính trực của truyền thống gia đình. Gần như ở Việt Nam và thế giới đều biết đến các người con sau đây của Ông Bà Vũ Ngọc Phan – Lê Hằng Phương:

1/ Giáo sư, Họa sỹ Vũ Giáng Hương (1929 – 2011), Chủ Tịch Ủy Ban quốc gia Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Bà là trưởng nữ, từ nhỏ phải trông các em gồm cả 2 người cháu, làm việc nhà. Cha Bà đã dậy Bà học, sau này tất cả các kiến thức của Bà đều là tự học, tự rèn luyện. Khi tuổi trẻ cho đến cuối đời, Bà đã tham gia vào kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ, cũng như tất cả những biến đổi sâu sắc của xã hội Việt Nam như cải cách ruộng đất, hợp tác xã, cải tạo công thương, thời kỳ đổi mới,... Bà đã chứng tỏ là một Nhà trí thức sâu sắc được trong nước và nước ngoài coi trọng. Bà cũng trải qua nhiều chức vụ trong Ngành Văn Hóa Văn nghệ Việt Nam được sự kính trọng của giới Văn nghệ sỹ Việt Nam. Bà để lại nhiều tác phẩm Mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

2/ Liệt sỹ Vũ Hoài Tuân (1932 – 1979) Cán bộ cao cấp, chuyên gia vũ khí nguyên tử đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông tham gia làm quân báo của quân đội nhân dân Việt Nam từ khi còn rất ít tuổi vào tháng 3/1946 được Khu đội trưởng, Trưởng Ban tình báo Đỗ Hữu Dzư xác nhận ngày 5/3/1046. Trong chiến dịch Điện Biên, ông chỉ huy đánh cứ điểm C1. Hình ảnh của ông đứng bên tháp pháo xe tăng vẫn còn ghi lại trên phim  “Chiến thắng Điện Biên”. Trong kháng chiến chống Mỹ, ông đã ở Bộ Tư Lệnh tiền phương Quảng Trị và nhiều nơi chiến sự ác liệt. Trong thời gian làm thư ký cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông được Đại Tướng ủy quyền thay Đại tướng dự hội nghị quốc phòng và bất ngờ hy sinh trong tai nạn máy bay ngày 15/3/1979 tại Đà Nẵng.

3/ Giáo sư Viện sỹ Vũ Tuyên Hoàng (1936 – 2008), Chủ Tịch Liên Hiệp khoa học kỹ thuật Việt Nam, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng 4 khóa, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp. Ông được Đảng – Nhà nước cử đi học về nông nghiệp tại nước ngoài sau chiến dịch biên giới 1950. Ông là một trong những Nhà khoa học đầu ngành về Nông nghiệp Việt Nam, được giải thưởng Hồ Chí minh đợt II và nhiều giải thưởng hàng đâu về Nông nghiệp Quốc Tế. Ông được giới khoa học Quốc tế bầu là Phó Chủ Tịch Hội đồng khoa học quốc tế.

4/ Chuyên gia cao cấp cơ khí Vũ Huyền Giao (1937), ông cùng với người anh Vũ Tuyên Hoàng đi học nước ngoài sau thời kỳ 1950. Ông học về cơ khí và sau này là một trong những chuyên gia hàng đầu về động cơ của Bộ Công Nghiệp nặng ( sau này đổi tên là Bộ Cơ khí và luyện kim).

5/ Phó Giáo sư Vũ Phi Hồng (1941), bà là thứ nữ, chuyên về văn học và triết học. Bà tham gia giảng dậy ở nhiều trường đại học lớn trong nước.

6/ Giáo sư Vũ Triệu Mân (1944), ông là một trong những Nhà khoa học đầu ngành về Bảo vệ thực vật. Ông là cán bộ giảng dạy tại Đại Học Nông nghiệp Việt Nam và một số trường Đại học ở nước ngoài.

7/ Kiến trúc sư Vũ Ngọc Phương (1950), ông được Đảng – Nhà nước đào tạo làm Cán bộ trong thời kỳ Đổi Mới. Ông được Bộ Chính trị Trung ương Đảng trực tiếp chỉ đạo và giao nhiệm vụ tham gia một số công tác đặc biệt thời kỳ này. Ông cũng tham gia vào nhiều lĩnh vực cải cách kinh tế, hành chính, xã hội, văn hóa,... Hiện ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Liên doanh trong nước và quốc tế về đầu tư cơ sở hạ tầng, đồng thời là Chủ Tịch Trung ương Hội Khoa học phát triển nguồn Nhân Lực – Nhân Tài Việt Nam.

Có một đặc điểm có tính truyền thống là các người con của Danh nhân Văn hóa Vũ Ngọc Phan – Lê Hằng Phương đều có năng khiếu văn học và mỹ thuật từ nhỏ, vì vậy đã để lại một số tác phẩm cho xã hội.

Hà Nội, tháng 10 năm 2013

Số lượt đọc: 14189 Trở lại Bản in Về đầu trang

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển