Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 6, 26/04/2024

Đang duyệt: Trang chủ Đơn vị trực thuộc hội

Ngân hàng số tại Việt Nam: Số hóa ngân hàng tạo nhiều đột phá đối với ngành dịch vụ tài chính Việt Nam

Sáng 25/3, Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh (BCSI) phối hợp cùng các cơ quan liên quan tổ chức diễn đàn “Tương lai Chiến lược Ngân hàng số tại Việt Nam”, nhằm thảo luận về các cơ hội và thách thức tiến tới Ngân hàng số tại Việt Nam trong thời gian tới.

Quang cảnh hội thảo

 

Toàn cảnh hội thảo

Tại diễn đàn các ý kiến trao đổi thẳng thắn, đa chiều về chính sách, thông tin, các tính năng, lợi ích của ngân hàng số mang lại cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, diễn đàn đưa ra các giải pháp hỗ trợ mở rộng tín dụng có hiệu quả, chú trọng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, các sản phẩm công nghệ tài chính, đảm bảo lợi ích của các ngân hàng.

 

"Sự đổi mới số hóa trong ngân hàng không còn là kế hoạch, chiến lược đề xuất ở cuộc họp hay các báo cáo nghiên cứu mà trở thành một chương trình hành động thực sự, có tính nhất quán từ thể chế chính sách đến hệ thống ngân hàng và người tiêu dùng tài chính", đại diện Ban tổ chức diễn đàn nêu.

“Chuyển đổi số là chương trình hành động cụ thể, phải bắt tay vào làm ngay”, ông Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh nói và nhấn mạnh: “Đây là xu hướng bắt buộc, là tương lai để đi cùng thế giới, không còn cách nào khác”.  

Tại Diễn đàn Tương lai Chiến lược Ngân hàng số tại Việt Nam ngày 25/3, bà Nguyễn Thùy Dương, Phó Tổng giám đốc EY Việt Nam cho biết, EY có khảo sát về chuyển đổi Số trong ngành Ngân hàng tại Việt Nam.

Kết quả khảo sát cho thấy, 42% ngân hàng đang xây dựng chiến lược chuyển đổi số; 28% ngân hàng đã và đang thực hiện triển khai Chiến lược Chuyển đổi Số tích hợp với Chiến lược Kinh doanh; 11% ngân hàng đã phê duyệt và đang triển khai Chiến lược Chuyển đổi số riêng.

Đối với Việt Nam, cuộc cách mạng công nghệ không chỉ là vấn đề số hóa mà còn là sự thay đổi hệ thống thể chế chính sách. Ông Phạm Xuân Hùng, Trưởng ban, Nghiên cứu & Điều phối chính sách giám sát, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia  khẳng định: “Cho đến giờ phút này, chúng ta chưa thể thực hiện kinh doanh ngân hàng số. Cần sớm ban hành khung pháp lý kinh tế số, bởi các quy định hiện nay là chưa đủ, đồng thời các nghị định và thông tư cũng phải sửa đổi cho phù hợp hơn”. 

Bên cạnh đó chiến lược đầu tư hạ tầng công nghệ nền tảng tài chính chậm và chưa đồng bộ; tính chia sẻ dữ liệu giữa các lĩnh vực với nhau còn nhiều bất cập. Hạn chế về nguồn lực công nghệ thông tin trong phát triển ngân hàng số; công tác truyền thông và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng (giữa các vùng miền).

Theo ông Phạm Xuân Hùng cơ quan quản lý cần sớm hoàn thiện khung khổ pháp lý về định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) có giới hạn; Hệ thống đại lý ủy thác của ngân hàng về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ ngân hàng số; Chính sách về an toàn, bảo mật thông tin trong giao dịch điện tử để bảo vệ lợi ích hợp pháp cho khách hàng; Quy trình nghiệp vụ giao dịch điện tử qua ngân hàng, giám sát hoạt động ngân hàng số.

Hội thảo sáng ngày 25/3

Ông Phạm Xuân Hòe, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, công nghệ số đang dần thay đổi cơ bản hình thức cung ứng các dịch vụ tài chính - ngân hàng. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang hàng ngày, hàng giờ làm thay đổi diện mạo các ngân hàng, các đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính hay các ngành dịch vụ khác trên thế giới.

Ngành công nghiệp ngân hàng đang ứng dụng nhiều hơn các công nghệ tiên tiến trong cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính sáng tạo như: internet kết nối vạn vật, trí tuệ thông minh nhân tạo, học máy, phân tích dữ liệu nâng cao, công nghệ sổ cái phân tán, điện toán đám mây và các giao diện lập trình ứng dụng. Sự xâm nhập của các gã khổng lồ về công nghệ thông tin (IT) và bưu chính viễn thông vào cung ứng dịch vụ tài chính làm thay đổi căn bản bộ mặt ngành dịch cụ tài chính, phá đi tính độc tôn của ngân hàng trong lĩnh vực này.

Một nhân tố nữa góp phần tạo nên cách mạng trong ngành tài chính số, đó là sự tham gia sâu rộng của các công ty công nghệ trong lĩnh vực tài chính (Fintech). Với chi phí thấp hơn và phạm vi bao phủ rộng hơn, công nghệ số đang dần khiến các ngân hàng thay đổi mô hình kinh doanh truyền thống trên toàn cầu, từng bước khẳng định vai trò của công nghệ trong thời đại mới. 
Theo ông Hòe, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã công bố một kết quả khảo sát tại các ngân hàng thương mại Việt Nam cho thấy, số hóa giúp các ngân hàng tiết kiệm từ 60-70% chi phí và một khi đã tiếp cận với số hóa, các ngân hàng có xu hướng tiếp cận ngày càng sâu hơn với dịch vụ ngân hàng số, tích hợp đa chiều trong cung ứng dịch vụ tài chính trọn gói.

Bên cạnh việc đổi mới chính sách pháp lý và đầu tư cơ sở dữ liệu, ông Hòe đề xuất ý kiến các quy định bảo vệ người tiêu dùng tài chính: “Luật bảo vệ người tiêu dùng cần được Nhà nước quan tâm hơn. Chỉ có 2 điểm được nhắc đến trong văn bản trong quy định về giải quyết khiếu nại tài chính của Bộ Công thương là chưa đủ”.

 

Nguồn: bcsi.edu.vn

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển