Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Chủ nhật, 28/04/2024

Đang duyệt: Trang chủ Tin tức - sự kiện

Mỗi công dân cần sử dụng Internet có trách nhiệm

Ngày 22/2/2017, Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin – Truyền thông Vietnet (Vietnet - ICT, trực thuộc TW Hội Khoa học phát triển nguồn Nhân lực - Nhân tài Việt Nam)  và quỹ SecDev (The SecDev Foundation) tổ chức Tọa đàm về Công dân số và hưởng ứng Ngày sử dụng an toàn Internet 2017.

Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam cho biết: Internet đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng mỗi quốc gia và tác động lan tỏa của Internet đến tăng trưởng của các ngành, lĩnh vực khác cũng rất lớn.

Không có phát triển của Internet, sẽ không có sự tăng trưởng vượt bậc của TMĐT, sự tiến bộ trong dịch vụ logistics, cũng sẽ không thể xuất hiện xu hướng cá biệt hóa doanh nghiệp và nền kinh tế chia sẻ. Không chỉ thế, tác động của Internet đến mọi ngành nghề giúp tạo ra một phương thức sản xuất, cung ứng dịch vụ và quản lý mới thông minh hơn, nhanh chóng, hiệu quả và minh bạch hơn.

Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam

Internet không chỉ là môi trường công nghệ, kinh doanh, liên kết mà còn là môi trường văn hóa, giáo dục rất quan trọng ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách, góp phần định hình văn hóa con người trong tương lai. Đồng thời, đây còn là điều kiện quan trọng để tăng cường tính công khai, minh bạch, góp phần đảm bảo quyền dân chủ, tự do, quyền con người, quyền công dân trong một nhà nước pháp quyền, tiến bộ, Do đó xây dựng môi trường Internet an toàn, có văn hóa và giàu tính nhân văn là đích đến chúng ta phải cùng nhau đi tới.

Cùng với những tác động rất tích cực của Internet, chúng ta cũng đang đối mặt với những khó khăn, thách thức. Đó là, phát triển cơ sở hạ tầng CNTT và Internet; phát triển nguồn nhân lực CNTT; trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet trong việc bảo hộ quyền tác giả và các quyền liên quan theo cam kết trong các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới; bảo mật thông tin; an toàn và an ninh mạng…

Ngày an toàn sử dụng Internet – Safe Internet Day (SID), một hoạt động thường niên với mục tiêu nâng cao nhận thức cộng đồng về sử dụng an toàn Internet được khởi động tại châu Âu vào năm 2004. Đến nay, đã có 120 nước đã tham gia hưởng ứng sự kiện này. Tại Việt Nam, đây là buổi tọa đàm đầu tiên được tổ chức. “Là một Hiệp hội của các DN liên quan chặt chẽ tới môi trường Internet, Hiệp hội Internet việt Nam quan tâm tới chủ đề này và cùng với các đối tác Vietnnet-ICT, chức buổi tọa đàm với mong muốn đưa chủ đề này ra thảo luận, xác định ưu tiên cho các bước tiếp theo”, ông Vũ Hoàng Liên chia sẻ.

Phát biểu tại Tọa đàm, ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT khẳng định Việt Nam hoan nghênh Ngày an toàn sử dụng Internet và bảo vệ các công dân, công ty, tổ chức, thương hiệu ở Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam trên Internet. Bộ TT&TT tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và các quy tắc về hoạt động trên Internet. Đồng thời, sẵn sàng tham gia vào việc hình thành hệ thống pháp luật an toàn về Internet, sử dụng các nguồn lực quốc tế để ứng cứu quốc tế trên mạng khi cần thiết. Internet đang trở thành động lực phát triển nhưng Internet và còn phải trở thành môi trường tinh khiết và trong sạch.

Ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục An toàn thông tin

Ông Hải kêu gọi mọi người hãy trở thành công dân có trách nhiệm cao khi sử dụng Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng, hãy đưa thông tin, hình ảnh, số liệu một cách có ý thức và chia sẻ thông tin, hình ảnh, số liệu có trách nhiệm cao. Các công dân mạng cũng cần đấu tranh vì lẽ phải, công bằng và những giá trị cao đẹp để thiết lập và duy trì, phát triển môi trường Internet văn minh ở Việt Nam. Các chuyên gia CNTT cần nâng cao trách nhiệm, không tiếp tay cho tội phạm công nghệ, không phát tán virus, không tham gia vào các hoạt động tấn công, khủng bố thông tin trên mạng… Chúng ta không chỉ nêu cao trách nhiệm, làm tốt ở trong nước mà cần tham gia vận động bạn bè thế giới qua kết nối Internet hưởng ứng sự kiện này.

Chính phủ đang thúc đẩy để Việt Nam trong thời gian tới tăng tỷ lệ người sử dụng Internet lên mức 80 – 90% dân số, ngang bằng các nước phát triển hiện nay. Internet được mở rộng đến mọi người dân. Mọi tổ  chức, cá nhân đều có thể sử dụng Internet.

Theo Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), tỷ lệ người dùng Internet tại Việt Nam đã đạt 53% trên tổng dân số. Theo thống kê của công ty We are social Singapore, tại Việt Nam 78% lượng dùng Internet thường xuyên vào mỗi ngày (bản cập nhật tháng 1/2017). Việt Nam đứng vị trí thứ 16 trong top 20 quốc gia có số người dụng Internet nhiều nhất tại Châu Á và độ tuổi người sử dụng Internet đa phần là người trẻ, chiếm hơn 50% so với tổng dân số. Chỉ số an toàn Internet tại Việt Nam (VNISA Index) năm 2015 là 46,5%, dưới mức trung bình.

Tại buổi Tọa đàm, các diễn giả là chuyên gia trong lĩnh vực CNTT và an ninh mạng đã trao đổi các vấn đề về chính sách và hành động thực tế cần triển khai liên quan tới an toàn sử dụng Internet tại Việt Nam, từ đó xây dựng chương trình nâng cao nhận thức của cộng đồng về an toàn sử dụng Internet. Đây được đánh giá là cơ hội thuận lợi để kết nối các nhà xây dựng và nghiên cứu chính sách, các chuyên gia giáo dục, đại diện các bậc phụ huynh, học sinh và sinh viên về chủ đề nói trên. 

Chia sẻ về việc hướng người sử dụng trẻ sử dụng Internet an toàn, ông Davis Vu, Giám đốc sáng tạo, Viện DQ Singapore chia sẻ kinh nghiệm từ Singapore cho biết, đừng để trẻ đương đầu một mình với các nguy cơ trên mạng mà cần phải có thêm các đường dây nóng. Giáo viên cần trở thành người tư vấn cho trẻ. Giáo viên không thể tư vấn cho rất đông học sinh, sinh viên trên lớp nhưng nhờ có hệ thống đường dây nóng, giáo viên có thể biết học sinh nào có nguy cơ và để tiếp cận hỗ trợ các em.

Ông Davis Vu, Giám đốc sáng tạo, Viện DQ Singapore

Ông Ngô Việt Khôi, chuyên gia về an toàn thông tin cho biết chúng ta không thể sống mà không có Internet, đang ở vào giai đoạn hậu PC. Hiện nay, mã độc đã tăng đáng kể so với cách đây 20 – 30 năm có mã độc rất ít, trung bình 1 giây có 5 mã độc mới trong khi hiểu biết của chúng ta không khác so với 20 - 30 năm trước. Trong trường học hiện nay đã có môn học Internet, nhưng không dạy những kỹ năng như mật khẩu thế nào là an toàn, lên mạng thế nào để giữ thông tin cá nhân bị lộ lọt, xem nội dung Internet thế nào là an toàn…

Tại buổi Tọa đàm cũng trưng bày những tài liệu hướng dẫn các cháu thiếu niên và các bạn trẻ cách sử dụng Internet an toàn, được trình bày rất sinh động, dễ hiểu

Ông Khôi cho rằng chúng ta không thể trông đợi vào các giải pháp “xịn” nếu người sử dụng thiếu kiến thức để tự bảo vệ mình. Người sử dụng phải thông minh hơn thì sẽ an toàn hơn.

Lan Phương - Mạnh Vỹ

Theo Tạp chí Công nghệ Thông tin và Truyền thông

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển