Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Chủ nhật, 19/05/2024

Đang duyệt: Trang chủ Nghiên cứu trao đổi

Chương trình, sách giáo khoa, trang thiết bị, giáo viên thiếu đồng bộ: Giáo dục khó “cất cánh”

Đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa đưa ra kết quả giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đảm bảo chất lượng và chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông. Qua giám sát cho thấy, quy trình biên soạn SGK giáo dục phổ thông ở một số khâu vẫn còn thiếu khoa học.

 

 
 Ảnh: Hoàng Long
 
Đoàn đã đến 8 tỉnh, thành đại diện cho các vùng miền trên cả nước, khảo sát các cơ sở giáo dục phổ thông từ tiểu học đến trung học, các trường đại học, tìm hiểu thông tin thuộc các loại hình trường từ công lập, ngoài công lập, trường có yếu tố nước ngoài, trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú và các trường chuyên biệt.
 
Theo kết luận giám sát, Hội đồng chỉ đạo quốc gia lĩnh vực này còn thiếu đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục phổ thông, chưa tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của đông đảo các nhà khoa học, nhà giáo, nhất là giảng viên dạy trung học cơ sở và trung học phổ thông cho dự thảo chương trình, SGK; chương trình giáo dục phổ thông cũng chưa được xây dựng như một chỉnh thể xuyên suốt giữa các cấp học từ tiểu học đến trung học phổ thông.
 
Hôm nay (15-8), Đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ họp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đảm bảo chất lượng và chương trình, SGK giáo dục phổ thông.
Điều đáng nói, thay vì xây dựng một chương trình chuẩn, đồng bộ, thống nhất giữa các cấp học, lớp học, môn học với những tiêu chí, tiêu chuẩn, yêu cầu năng lực, kiến thức cụ thể cần đạt được trước khi tiến hành viết SGK thì thực tế mới chỉ xây dựng được chương trình khung để các tác giả căn cứ vào đó viết sách. Sau khi có SGK đưa vào dạy thử nghiệm mới xác định chuẩn chương trình và phê duyệt, ban hành chương trình chuẩn quốc gia. Ngoài ra, việc thẩm định cũng còn bất cập khi bộ tiêu chí đánh giá chưa được xây dựng một cách đầy đủ ngay từ đầu. 
 
Không chỉ bất cập về SGK, hay chương trình dạy, mà các điều kiện đảm bảo cho việc dạy và học còn "vừa chạy, vừa xếp hàng”, lạc hậu. Cụ thể, cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên thiếu đồng bộ, không đáp ứng được yêu cầu dạy học theo chương trình SGK mới. Vừa thiếu, vừa thừa trong nội dung của SGK. "SGK được biên soạn chưa phù hợp với năng lực tiếp thu của học sinh, với trình độ của đội ngũ giáo viên và khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập. Nội dung sách chưa cân đối giữa dạy chữ và dạy người, giữa lý thuyết và thực hành, giữa dung lượng kiến thức kỹ năng và thời lượng giảng dạy” - kết luận của giám sát nêu rõ.
 
Theo nhận định của một số thành viên trong đoàn giám sát, SGK thừa nhiều nội dung với nhiều kiến thức chưa thực sự cơ bản. Nhiều phần yêu cầu cao hơn khả năng tiếp thu trung bình của học sinh, nhất là đối với học sinh dân tộc thiểu số và ở các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Một nghịch lý đang xảy ra khiến ngành giáo dục khó có thể "cất cánh”, chính là việc thừa những kiến thức nặng nề, xa vời, nhưng lại thiếu những điều cơ bản, như dạy đạo đức, dạy kỹ năng sống. Việc lồng ghép các nội dung giáo dục về môi trường, an toàn giao thông, dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên, giới tính, kỹ năng sống, phòng chống tệ nạn xã hội, vào các môn học chưa nhuần nhuyễn, thiếu linh hoạt, dẫn đến sự quá tải, kém hiệu quả trong quá trình học tập. Đoàn giám sát cho rằng "các bài giảng này còn nặng về giảng giải lý thuyết, thiếu thực tiễn và sáng tạo nên không thu hút được học sinh”.
 
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi, Trưởng đoàn giám sát cho rằng, những hạn chế trong việc triển khai chương trình sách giáo khoa chủ yếu do công tác chuẩn bị chưa chu đáo. Vì vậy, Chính phủ cần tổng kết việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa một cách sâu sắc.
 
H.Vũ
 
 

 

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển