Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 6, 26/04/2024

Đang duyệt: Trang chủ Tin tức - sự kiện

“CÂY TRE VIỆT NAM”

Đường lối ngoại giao của chúng ta luôn xuyên suốt, nhất quán trong nói và làm. Kế thừa, vun đắp suốt 71 năm qua, ngoại giao Việt Nam ngày càng trưởng thành và tỏa sáng.

Tư tưởng chỉ đạo ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi thành lập nước cho đến nay là dang rộng vòng tay đón bạn bè, hội nhập và hòa nhập trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và chế độ chính trị riêng của mỗi nước. Chúng ta lấy con người làm chủ thể, lấy sự bình đẳng bác ái trong tôn trọng quyền con người làm kim chỉ nam cho đường lối ngoại giao.

Nhìn lại những ngày đầu Cách mạng còn trong trứng nước, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nhiệm vụ của ngoại giao, của công tác đối ngoại đúng tầm, quyết tâm xây dựng đường lối ngoại giao mang bản sắc riêng, nhưng đầy bản lĩnh của người Việt Nam. Chúng ta tôn trọng chủ quyền các nước láng giềng, thì cũng đừng ai xâm phạm vào bờ cõi giang sơn của đất nước này. Lịch sử 4000 năm dựng nước, và giữ nước bao giờ bản chất người Việt Nam ta cũng nhân nghĩa và bao dung. Chúng ta luôn mở “lối thoát đường về” cho kẻ thua trận. Chúng ta sẵn sàng khép lại quá khứ để hướng đến tương lai.

Ngoại giao Việt Nam đi qua bao chặng đường cách mạng, cả khi khó khăn thách thức, cho đến những khi thời cơ thuận lợi, chúng ta luôn lấy lẽ phải, lấy chính nghĩa và tôn trọng những quy ước, quy chuẩn luật pháp quốc tế làm chuẩn mực ngoại giao cho một quốc gia.

Cũng bởi thế, mà bao thế hệ làm ngoại giao hơn 70 năm qua đều kế tục, nối tiếp nhau trong một đường lối ngoại giao nhanh nhạy, năng động, sắc sảo, nhưng rất chuẩn chỉ không chệch “quỹ đạo đường ray”.

Nói đến tiếng nói ngoại giao, lịch sử đất nước còn sáng chói những tấm gương các nhà ngoại giao không có sách vở, giáo trình nào dạy được. Đó là tiếng nói đanh thép sắc sảo của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ở Hội nghị Gèneve. Đó là những tuyên bố dứt khoát, thẳng thắn của các nhà ngoại giao Lê Đức Thọ, Xuân Thủy, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thành Lê trong những tháng năm bền bỉ, kiên trì, nhưng quyết liệt và đầy bản lĩnh trên bàn đàm phán ở Paris hơn 43 năm trước. Đất nước với bao thế hệ cán bộ ngoại giao mà chúng ta không thể quên với những cái tên Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Cơ Thạch cho đến  Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh hôm nay!

 Đất nước được cả thế giới biết đến, là chiến công của đường lối ngoại giao rộng mở đi mạnh vào hội nhập, nhưng luôn giữ vững bản sắc dân tộc: Hội nhập, hòa nhập, nhưng không hòa tan!

Đất nước đã ký kết hàng loạt các hiệp định với WTO, với TPP cũng là cả đường lối mà Đảng ta chỉ đạo gắn chặt ngoại giao với hội nhập kinh tế, bằng sự phối hợp năng động, thông minh rất nhịp nhàng với hơn 150 quốc gia ở các khu vực, khắp các châu lục, các vùng lãnh thổ mà chúng ta đặt quan hệ ngoại giao.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 (Ảnh: Trí Dũng)

Đất nước khởi sắc vượt ra khỏi lạc hậu đói nghèo với những khu công nghiệp lớn, với các nhà máy hiện đại đang làm cho bức tranh kinh tế đa màu sắc ngày càng sáng láng hơn. Những gì là thành công chúng ta phát huy mạnh mẽ hơn. Nhưng với tư duy nhìn thẳng, chúng ta cũng không né tránh để nhìn lại cả những gì còn non, còn yếu.

 Hội nghị ngoại vụ thảo luận vai trò kiến tạo của Bộ Ngoại giao hướng đến cái đích để cho công tác ngoại giao đồng hành, kết nối, hỗ trợ hiệu quả hơn nữa trong phát triển công tác đối ngoại của quốc gia cho đến từng tỉnh, thành, từng lĩnh vực của các bộ, ngành bàn luận những vấn đề rất thời sự. Từ phát biểu của Bộ trưởng Phạm Bình Minh, hàng loạt tham luận đều hướng tới: Làm gì để hoạt động ngoại giao thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước mạnh mẽ hơn. Chúng ta ký kết hàng loạt các hiệp định kinh tế từ WTO cho đến TPP, thì các bộ, ngành, các tỉnh, thành, các doanh nghiệp (DN) chuẩn bị cho mình hành trang ra sao? Phải chỉ thẳng tư duy hội nhập đây đó còn chậm. Phải nhìn rõ năng suất lao động, trình độ công nghệ và quản trị còn thấp, tổ chức sản xuất còn nhỏ lẻ manh mún. Nhìn thẳng, chỉ thẳng để có giải pháp căn cơ bài bản hơn, các DN mới có thể tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu?

Ngoại giao đi trước mở cửa, thì trong nước cũng phải “tâm thế” ra sao, để đón đầu tư cho chuẩn chỉ, không ôm về “trái đắng”, không vì bạc tiền mà đánh đổi môi trường. Ngoại giao đón đầu để bước chân các DN chúng ta đi ra ngoài đĩnh đạc, để có những sản phẩm đích thực mang thương hiệu Việt xuất khẩu ra các nước.

Một Việt Nam đã “định vị” vững chắc trong cục diện chiến lược khu vực và thế giới, đủ cho chúng ta niềm tin trong bước chân hội nhập, và cả trong những vòng tay đón bạn bè!

(Ảnh minh họa)

Hoạt động ngoại giao hôm nay, những thế hệ cán bộ ngoại giao trên mọi vị trí hôm nay hãy nhìn thẳng về phía trước. Phải giữ nước từ xa, từ khi nuớc chưa nguy. Hơn thế, hãy thấm thía sâu sắc “thông điệp” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để nhìn rõ hơn trọng trách của mình: “Ngoại giao phải giữ vững chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Ngoại giao phải  thúc đẩy mở rộng phát triển kinh tế. Ngoại giao phải xây dựng nên một trường phái ngoại giao độc đáo mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”: Mềm mại mà cứng rắn, nhân ái mà quật cường, biết nhu biết cương, biết thời biết thế, biết mình biết người, thể hiện tâm hồn và khí phách của dân tộc Việt Nam”!

Đăng Quang
Theo www.daibieunhandan.vn

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển